COVID-19 khiến gần 24 triệu người khắp Châu Á rơi vào tình cảnh nghèo khó, hợp tác quốc tế là “vắc-xin” hiệu quả nhất chống lại khủng hoảng kinh tế sau đại dịch

HY LI,
Chia sẻ

Ngân hàng Thế giới kêu gọi các quốc gia đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe.

Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm nay, sự sụp đổ kinh tế do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 sẽ đẩy gần 24 triệu người sống ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương rơi vào cảnh đói nghèo.

Theo một báo cáo được công bố ngày 30/3, một công ty cho vay có trụ sở tại Washington cũng cảnh báo về rủi ro cao đối với các hộ gia đình đang phụ thuộc vào ngành công nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Bao gồm ngành du lịch ở Thái Lan và các hòn đảo ở Thái Bình Dương, ngành gia công ở Việt Nam và Campuchia; và những người dựa vào nền kinh tế phi chính thức (không thống kê được, không tổng hợp và không kiểm soát được) ở tất cả các quốc gia.

Ngân hàng Thế giới kêu gọi khu vực đầu tư vào mở rộng các nhà máy sản xuất thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe, cũng như thực hiện các biện pháp cải tiến như chuyển đổi giường bệnh thông thường để sử dụng chăm sóc đặc biệt và nhanh chóng đào tạo lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc cơ bản. Đó cũng kêu gọi các biện pháp tài chính, chẳng hạn như trợ cấp thanh toán chi phí bệnh tật.

COVID-19 khiến gần 24 triệu người khắp Châu Á rơi vào tình cảnh nghèo khó, hợp tác quốc tế là vắc-xin hiệu quả nhất chống lại khủng hoảng kinh tế sau đại dịch - Ảnh 1.

Ngành du lịch Thái Lan trở thành một trong những nạn nhân của COVID-19.

Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương tại Ngân hàng Thế giới, cho biết: "Ngoài những hành động mạnh mẽ của từng nước, hợp tác quốc tế sâu sắc hơn là loại ‘vắc-xin’ hiệu quả nhất chống lại mối đe dọa từ chủng virus này… Các quốc gia Đông Á, khu vực Thái Bình Dương và các nơi khác đều phải cùng nhau chiến đấu chống lại căn bệnh này, giữ cho thương mại luôn hoạt động và điều phối chính sách kinh tế vĩ mô".

Ngân hàng Thế giới cho biết, sự hợp tác này có thể bao gồm các mối quan hệ đối tác công-tư xuyên biên giới nhằm thúc đẩy sản xuất và cung ứng vật tư và dịch vụ y tế, đảm bảo sự ổn định tài chính sau dịch bệnh.

Một khuyến nghị khác được đưa ra trong báo cáo là giảm tín dụng để giúp các hộ gia đình giảm bớt tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp sống sót qua cú sốc kinh trực tiếp. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi sự giám sát chặt chẽ các chương trình triển khai.

Với tiềm ẩn của một cuộc khủng hoảng kéo dài sẽ cần cơ quan giám sát, đặc biệt là khi nhiều nước ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương đang gánh một khoản nợ lớn của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với các quốc gia nghèo hơn, việc xóa nợ sẽ rất cần thiết để các nguồn lực quan trọng có thể tập trung vào việc quản lý các ảnh hưởng kinh tế và sức khỏe từ đại dịch. 

Theo một kịch bản xấu hơn, gần 35 triệu người vẫn sẽ sống trong nghèo đói, trong đó riêng Trung Quốc là 25 triệu người, và ngưỡng nghèo là 5,5 USD (khoảng 130 nghìn VNĐ)/ngày.

COVID-19 khiến gần 24 triệu người khắp Châu Á rơi vào tình cảnh nghèo khó, hợp tác quốc tế là vắc-xin hiệu quả nhất chống lại khủng hoảng kinh tế sau đại dịch - Ảnh 2.

Con trai của một người lao động mất việc ở Ấn Độ do ảnh hưởng của COVID-19 đang được một người qua đường "cho" nước uống.

Trong khi khủng hoảng đang diễn ra khiến việc xác định tăng trưởng kinh tế thiếu chính xác, Ngân hàng Thế giới vẫn đưa ra dự báo.

- Tăng trưởng của các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ giảm còn 2,1% vào năm 2020 và giảm xuống 0.5% trong kịch bản xấu hơn.

- Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,3% trong năm 2020 và giảm xuống 0,1% trong kịch bản xấu hơn. 

Nguồn: South China Morning Post

Liều thuốc 7000 tỷ USD cứu kinh tế toàn cầu giữa dịch Covid-19: Mỹ chi tiền mạnh tay nhất lịch sử, các nước ở tâm dịch châu Âu phản ứng ra sao? - Ảnh 9.
Chia sẻ