Công dụng của tỏi: Chuyên gia tiết lộ đây là những lý do mà bạn nên ăn tỏi hàng ngày
Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong bữa ăn, tỏi còn có công dụng trị bệnh mà ít người để ý tới.
Từ xa xưa, tỏi được sử dụng như thuốc kháng sinh chữa một số bệnh như cảm cúm và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, loại gia vị này đang được sử dụng rộng rãi trong bữa cơm của các gia đình Việt.
Từ xa xưa, tỏi được sử dụng như thuốc kháng sinh chữa một số bệnh như cảm cúm và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng oxy hóa và rối loạn chuyển hóa, tỏi cũng có khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể. Nếu nhìn vào các kết quả nghiên cứu, mọi người có thể dễ dàng nhận thấy đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của tỏi mà bạn nên biết:
Giảm nồng độ cholesterol và kiểm soát chỉ số triglyceride
Ăn tỏi có khả năng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu tới 7%. Hơn nữa, theo nghiên cứu tới từ Tạp chí Nutrition vào năm 2001, những người mắc bệnh thừa cholesterol huyết bổ sung chiết xuất này mỗi ngày sẽ có thể hạ chỉ số cholesterol xấu 10%.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chứng minh loại gia vị này không chỉ giúp kiểm soát nồng độ cholesterol mà còn làm giảm chỉ số triglyceride. Đây là chất béo có liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
Tăng cường lượng cholesterol tốt
Không chỉ kiểm soát nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, tỏi còn tác động không nhỏ tới lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Một nghiên cứu tại Trường Y Baylor đã chỉ ra, lượng cholesterol này tăng 15% khi bạn tiêu thụ tỏi trong 6 tuần.
Các chuyên gia còn cho biết, những người sở hữu hàm lượng cholesterol cao dễ dàng kiểm soát lượng mỡ máu hơn nhờ việc bổ sung chiết xuất của loại gia vị này vào món ăn hàng ngày trong 4 tháng.
Ăn tỏi có khả năng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu tới 7%.
Tuy nhiên, tác dụng của tỏi không kéo dài lâu. Nói cách khác, bạn không thể lệ thuộc hoàn toàn vào loại gia vị này. Theo một nghiên cứu đăng trên Nhật báo Y học toàn cầu, những người tiêu thụ bột tỏi trong 8-12 tuần có thể kiểm soát nồng độ cholesterol. Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ giảm dần sau 6 tháng sử dụng.
Tác dụng phụ thuộc vào nồng độ cholesterol trong cơ thể
Nồng độ cholesterol trong máu tác động không nhỏ tới mức độ ảnh hưởng của tỏi với cơ thể. Một nghiên cứu đã được tiến hành tại Trung tâm y tế San Francisco (Hoa Kỳ) với sự tham gia của những người sở hữu nồng độ cholesterol trên 200 mg/dl.
Các chuyên gia kết luận, tiêu thụ các viên nén làm từ bột tỏi đem lại hiệu quả tốt nhất cho những người sở hữu nồng độ cholesterol trong khoảng 250-300 mg/dl. Do vậy, trước khi sử dụng loại gia vị này để chữa bệnh, mọi người nên đo chỉ số đường huyết trong máu.
Bổ sung nhiều tỏi gây nên một số vấn đề nghiêm trọng
Cedrek McFadden, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật dạ dày-ruột tại Đại học y Nam Carolina Greenville cho biết, mặt trái của việc tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này bao gồm đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và hơi thở có mùi. Thông thường, sử dụng vài tép tỏi trong quá trình chế biến các món ăn hàng ngày sẽ không gây vấn đề tới sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ số lượng lớn, bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn.
Mặt trái của việc tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này bao gồm đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và hơi thở có mùi.
Bổ sung nhiều tỏi có thể ảnh hưởng tới cơ thể bạn giống với việc dùng thuốc quá liều. Hơn nữa, những người đang sử dụng thuốc chống viêm hoặc chống đông máu cần đặc biệt lưu ý tới loại gia vị này. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho hay, tỏi có khả năng ngăn ngừa các tiểu cầu trong máu liên kết, từ đó khiến thời gian đông máu kéo dài hơn.
Lợi ích khác của tỏi
Một số chuyên gia cho biết, tỏi có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung giúp giảm mỡ máu. Tuy nhiên nhận định này vẫn chưa được chứng minh và vấp phải nhiều sự phản đối.
Mới đây, rất nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra về mức độ ảnh hưởng của nồng độ cholesterol cao đối với sức khỏe tim mạch và tuổi thọ của con người. Các nghiên cứu tới từ Tạp chí Immunology research vào năm 2015 đã chỉ ra, chế độ dinh dưỡng kém, lối sống thiếu lành mạnh và stress gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mãn tính.
Tỏi có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung giúp giảm mỡ máu.
Hơn nữa, nồng độ cholesterol trong máu tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến gan, thận và gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường. May thay, nhờ đặc tính chống viêm, tỏi không chỉ có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm sưng mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn lâu dài.
Mọi người đừng nên coi loại gia vị này như một liều thuốc thần kỳ chữa bệnh tim. Chúng chỉ có tác dụng khi bạn biết phối hợp tỏi với việc dùng thuốc và kiểm soát lượng tiêu thụ. Hơn nữa, sở hữu một chế độ ăn phù hợp đi kèm với lối sống lành mạnh vẫn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm phòng ngừa bệnh tật xảy đến.
(Nguồn: Curejoy)