Con trai 69 tuổi, nhất quyết không để mẹ vào viện dưỡng lão, dành 10 năm chăm sóc bà
Mặc cho mọi người khuyên nên đưa mẹ vào viện dưỡng lão nhưng người con vẫn không đồng ý, dành trọn thời gian 10 năm chăm sóc mẹ. Câu chuyện của người con, người chồng, người bố dưới đây, thật khiến nhiều người ngẫm nghĩ.
Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH Trung Quốc) của một người con khi kể lại câu chuyện của bố mình:
Bố tôi năm nay 69 tuổi, ông đã chăm sóc bà nội tôi được 10 năm. Vào năm thứ hai sau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu dành trọn quỹ thời gian để chăm sóc bà. Vốn dĩ, bố tôi là một người rất yêu đời và thích đi du lịch. Ban đầu, bố mẹ tôi đồng ý đi du lịch cùng nhau sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, 10 năm qua, bố tôi hầu như không dành thời gian cho mẹ tôi vì ông phải chăm sóc bà nội.
Trong ký ức của tôi, bố chỉ đi du lịch, ra ngoài cùng mẹ 2 lần, và mỗi lần 2 người đều chỉ đi du lịch trong 1-2 hôm. Bởi vì dù có đi cùng mẹ trong một chuyến du lịch, trong lòng bố cũng sẽ không thể đồng hành trọn vẹn với mẹ trong chuyến đi.
Bố và mẹ tôi có với nhau 2 con gái và cả hai chúng tôi đều ở nơi khác sau khi tốt nghiệp đại học. Dù bố mẹ mong chúng tôi có thể ở bên cạnh họ nhưng bố mẹ nào cũng mong con mình sẽ phát triển tốt trong sự nghiệp. Vì vậy, mẹ luôn nói chỉ cần tôi thấy thoải mái thì bố mẹ đều ủng hộ.
Trước khi bố mẹ tôi nghỉ hưu, họ đều là công nhân trong nhà máy, hàng ngày họ rất bận rộn với công việc nhưng điều kiện ở nhà cũng không được cải thiện là bao. Bà nội tôi sức khỏe không tốt lắm, bà bị bệnh hen suyễn nhẹ và bệnh tim. Bà có 2 người con nhưng bố tôi được nhận xét là người ngoan ngoãn, hiếu thảo nhất. Chú và thím tôi làm việc bên ngoài quanh năm để kiếm tiền, bố tôi luôn chăm sóc bà tôi.
Vì bà nội sức khỏe yếu nên trong ký ức của tôi, bà không hỗ trợ mẹ tôi nhiều được. Ngoài đi làm, mẹ còn phải chăm sóc hai chị em tôi. Ngược lại, bố tôi thường không dành nhiều thời gian cho chúng tôi vì bố còn chăm sóc bà. Vì vậy, tôi luôn cảm thấy mẹ tôi là một người rất mạnh mẽ, vì gia đình này mà mẹ phải làm việc, nuôi sống gia đình, sau khi sinh con vẫn phải lo công việc và chăm sóc chúng tôi.
Bà tôi bị đột quỵ khi bà đã ngoài 70. Sau đó, bà bị liệt nửa người. Sau khi bị bệnh, bà nội thường hay nổi giận với bố tôi, trách móc bố không hiếu thuận, không quan tâm đến bà. Sau này, ngoài liệt nửa người, bà mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bà gần như phải dựa vào thuốc mỗi ngày.
Khi bà đã bước sang giai đoạn sau, bà khó có thể tự chăm sóc bản thân và không thể sống thiếu người xung quanh. Chú, thím và mẹ tôi muốn đưa bà tôi vào viện dưỡng lão, mỗi gia đình sẽ chia đều chi phí viện dưỡng lão. Người thân, bạn bè cũng đề nghị bố đưa bà vào viện dưỡng lão. Nhưng bố tôi rất hiểu thảo, bố không muốn bà phải sống trong viện dưỡng lão nên nhất quyết một mình chăm sóc bà.
Bố muốn mẹ tôi chuyển đến nhà bà, nhưng mẹ tôi không muốn. Vì lý do này, bố tôi thực sự đã để mẹ tôi ở nhà một mình và đến nhà bà nội để chăm sóc bà.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ lại đạp xe đến nhà bà nội tôi để thăm bố. Bố chăm sóc bà, còn mẹ chăm sóc bố. Nhưng mẹ tôi không bao giờ ở lại nhà bà nội vào ban đêm mà ngày nào cũng đạp xe tới lui.
Có lần, vào mùa đông, tuyết rơi dày đặc, mẹ tôi đến nhà bà nội và vô tình bị ngã, bị thương ở chân. Dù vậy, bố tôi vẫn không muốn về nhà, vì nếu về nhà chăm sóc mẹ thì bố sẽ không thể chăm sóc bà nội được. Bố bảo mẹ ở lại nhà bà nội. Trong trường hợp đó, mẹ tôi cuối cùng không còn cách nào khác đành phải tuân theo sự sắp đặt của bố tôi và tạm thời ở nhà bà nội.
Tuy nhiên, do khi còn nhiều sức khỏe, bà nội đã không giúp mẹ tôi chăm sóc chúng tôi, nên mẹ cảm thấy rất khó khăn khi phải tự mình đối mặt với bà nội. Ngoài ra, vì hai thế hệ có lối sống khác nhau, đôi khi mẹ tôi cũng không thể kiềm chế sự phàn nàn về bà nội.
Bố tôi mua cho mình một chiếc máy tính để giết thời gian. Mỗi lần bố chăm sóc bà nội xong, bố sẽ chơi trên máy tính một lúc, đây là sở thích duy nhất của bố. Mặc dù bố tôi cũng mua một chiếc xe lăn cho bà tôi nhưng vì di chuyển khó khăn nên bà không thể đi xuống cầu thang một mình và hiếm khi ra ngoài. Bà nội có tính cách rất thu mình nên bà cũng không có nhiều bạn bè.
Chú thím tôi đi vắng quanh năm và chỉ về vào dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy, gần như bà chỉ có bố tôi ở bên cạnh.
Tuy nhiên, mặc dù bố ở với bà hàng ngày nhưng giữa họ không nói chuyện quá nhiều. Hàng ngày, sau khi bố tôi chăm sóc bà, ông sẽ ngồi trước máy tính và chơi bài. Bà nội có lúc sẽ ngồi bên cửa sổ, có lúc lại nhìn cảnh vật bên ngoài. Thỉnh thoảng khi tâm trạng vui vẻ, bà tôi sẽ xem TV một lúc.
Khi sinh nhật bà hoặc tết, chú thím, các con của chú thím cũng sẽ về, tuy nhiên, họ thường chỉ ở nhà hai ngày, trong hai ngày này họ ăn uống, hầu như không có nhiều thời gian trò chuyện với bà.
Em gái tôi và tôi cũng về thăm bà trong những ngày nghỉ lễ. Thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện với bà một lát, có lẽ đó là lúc bà vui nhất, mỗi lần chúng tôi đi, bà đều hỏi: Bao giờ con về?
Trong vài năm gần đây, khi chúng tôi về thăm bà, bà thậm chí còn hiếm khi xem TV. Mỗi lần chúng tôi nói với bà vài lời, bà lại buồn ngủ và cần nằm một lúc.
Vì bố tôi đã chăm sóc bà tôi trong nhiều năm nên ông ngày càng ít nói. Hàng ngày ông sẽ từng bước nấu ăn cho bà nội, giúp bà bưng cơm… Sau này, bà tôi khó đứng dậy được, hàng ngày, bố tôi đỡ bà dậy giúp bà ăn, rồi đỡ bà nằm..
20 năm cuộc đời của bố tôi gần như gắn liền với bà tôi, bố luôn chăm sóc bà. Nhiều người cho rằng bố là người con hiếu thảo. Nhưng mẹ tôi lại cảm thấy nhà bà nội là một cái lồng, còn bố tôi đã ở trong đó suốt 20 năm.
Sự oán giận của mẹ tôi đối với bố tôi ngày càng lớn, mẹ càng ngày càng không thể chịu đựng được cuộc sống như vậy. Mẹ tôi từng nói với bố rằng bảo chú thím quay về và thay phiên nhau chăm sóc bà, nhưng lần nào hai bác cũng cũng có nhiều lý do khác nhau. Là con trai cả trong gia đình, bố tôi luôn cảm thấy việc chăm sóc tốt cho bà nội là trách nhiệm của mình và ông không thèm tranh cãi với người khác.
Mỗi lần chúng tôi về nhà, mẹ sẽ phàn nàn với chúng tôi về bố, tại sao ngay từ đầu bà lại quyết định lấy ông. Bà đã bệnh đã hơn 20 năm, bố chăm sóc bà hơn 20 năm, trong đó 10 năm dành trọn thời gian chăm sóc bà.
Tôi và em gái mỗi năm chỉ về nhà một hai lần, trước đây mỗi lần về tôi đều ở lại thêm vài ngày, tôi muốn trông bà nội thay bố và để bố dành nhiều thời gian cho mẹ hơn.
Nhưng mỗi lần tôi rời đi, mọi thứ lại quay trở lại như cũ. Tôi và em gái đều cảm thấy bất lực sâu sắc đối với gia đình này. Mỗi lần về nhà, không khí trong ngôi nhà này thật thiếu sức sống.
Vì thế sau này chúng tôi chỉ về vào dịp Tết. Chị em tôi ngày càng ít khi về nhà, không khí trong gia đình này luôn tràn ngập sự buồn bã, bạo hành tinh thần, lương tâm và tự trách nhiệm, khiến cho chúng tôi thấy ngột ngạt.
Bà nội đã qua đời khi bà 92 tuổi. Sau này bà nội để lại nhà cho bố nhưng vợ chồng chú tôi không đồng ý, đòi chia tài sản thì phải có phần của mình. Bố tôi vẫn hào phóng như xưa, đưa một nửa số tiền đó cho họ.
Sau khi bà qua đời, bố tôi cũng trở về nhà để đoàn tụ với mẹ. Bây giờ bố mẹ tôi đã gần 70 tuổi, mong họ có thể sống hạnh phúc những năm cuối đời, những năm này mẹ tôi đã đau khổ rất nhiều.
Tuy nhiên, khi thấy những năm tháng của mẹ tôi, tôi đã phải đối diện với nỗi lo sâu sắc về hôn nhân. Tôi không muốn kết hôn, cũng không muốn sinh con, tôi sợ mình sẽ lại gặp phải trường hợp như vậy. Tôi chỉ mong rằng mình có thể chăm sóc tốt cho bản thân và bố mẹ để sau này họ có thể có một tuổi già vui vẻ và khỏe mạnh.
Theo: Toutiao