Con trai 5 tuổi bị bạn cùng lớp bắt nạt, mẹ nhắn vào group phụ huynh một câu cực thông minh: Tôi đã đăng ký một lớp học võ cho con!
Cách giải quyết "thông minh" của người mẹ khi con bị bắt nạt ở lớp đã khiến mọi chuyện trở nên đơn giản, nhẹ nhàng.
Mỗi đứa trẻ sinh là đều là cục cưng của bố mẹ, không ai muốn nhìn thấy con mình bị người khác bắt nạt. Tuy nhiên, khi con lớn lên, trước sau gì chúng cũng phải đến trường, phải tiếp xúc với nhiều người lạ. Vì mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau nên khả năng xảy ra mâu thuẫn và xô xát sẽ nhiều hơn so với ở nhà. Khi con trẻ bị bắt nạt, hành vi và thái độ của bộ mẹ trở nên cực kỳ quan trọng. Cho nên, trong trường hợp đó cha mẹ không chỉ đòi lại công bằng cho trẻ, ủng hộ trẻ mà còn phải ngăn chặn những hành vi tương tự có thể xảy ra.
Tiểu Đông năm nay 5 tuổi, vốn là một cậu bé lạc quan vui vẻ, mỗi khi đi học về cậu bé sẽ chạy nhảy tung tăng và rất nghịch ngợm, nhưng hôm nay tâm trạng của Tiểu Đông có vẻ khác hơn thường ngày. Mẹ cậu bé phát hiện ra điều đó nên đã hỏi Tiểu Đông có vấn đề gì.
Nghe mẹ hỏi, Tiểu Đông liền khóc tu tu kể lại việc xảy ra ở trường mẫu giáo. Hôm nay ở trường cậu bé lỡ đụng phải một cậu bé khác, khi đó Tiểu Đông lập nói xin lỗi nhưng cậu bé kia liên tục đánh vào người Tiểu Đông. Tuy không bị thương nặng nhưng hành động đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của Tiểu Đông.
Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, mẹ Tiểu Đông liền gửi một tin nhắn vào group phụ huynh học sinh, nội dung tin nhắn đại khái là: "Hôm nay con trai tôi đánh võ với một bạn cùng lớp, tuy nhiên vì học hành không tới nơi tới chốn nên thằng bé đã thua. Vì cảm thấy không phục nên thằng bé đã xin tôi đăng ký cho học một vài lớp võ Sanda, Taekwondo,...., hi vọng sau một thời gian nữa có thể đánh thắng bạn học đó. Có điều tôi cảm thấy trẻ con đánh nhau là hành vi không tốt nên đã ngăn cản thằng bé, cô giáo và các vị phụ huynh khác thấy tôi là vậy có đúng không?".
Sau khi nhìn thấy dòng tin nhắn của mẹ Tiểu Đông, bố mẹ đứa trẻ kia cũng nhắn tin xin lỗi, hôm sau còn đưa con họ đến trường để xin lỗi Tiểu Đông, mọi chuyện dừng lại tại đó. Sau khi sự việc kết thúc, giáo viên cũng đã dành lời khen cho hành động của mẹ Tiểu Đông.
Khi trẻ bị bắt nạt, hành động của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chúng. Nếu lờ đi mọi việc thì trẻ sẽ cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bố mẹ, còn nếu dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thì trẻ sẽ học theo và dùng cách tương tự để giải quyết những chuyện khác. Vậy nên khi giải quyết bất cứ vấn đề gì cũng cần suy nghĩ thấu đáo và dùng biện pháp phù hợp.
Hành động đúng đắn của phụ huynh khi con bị bắt nạt
Hiểu rõ nguyên nhân
Trẻ con tuy còn nhỏ nhưng sẽ không vô cớ gây sự với người khác. Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ trước tiên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, đầu đuôi gốc ngọn của sự việc, xem thử ai là người có lỗi để tránh đổ oan cho những đứa trẻ khác. Dù ai đúng ai sai thì bố mẹ cũng nên an ủi con mình vì tâm hồn của con rất non nớt và mỏng manh, nếu xử lý không khéo thì rất dễ gây ra tổn thương cho con, điều đó sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc đời trẻ.
Giải quyết vấn đề đúng cách
Khi con bị bắt nạt, chỉ có bố mẹ EQ thấp mới để con đánh trả lại còn bố mẹ có EQ cao sẽ có cách giải quyết khác. Chẳng hạn như mẹ Tiểu Đông chỉ dùng một tin nhắn đơn giản cũng đủ giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, hơn nữa cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ hài lòng.
Làm thế nào để trẻ tránh bị bắt nạt ở trường
Bồi dưỡng tính cách của trẻ
Chúng ta đều biết rằng những đứa trẻ có nhân cách tốt dù đi đâu cũng sẽ được mọi người yêu quý, chúng có thể hòa nhập một cách nhanh chóng, những đứa trẻ như vậy sẽ có rất nhiều bạn bè hơn nữa còn có khả năng lãnh đạo, vì vậy những đứa trẻ này có xu hướng ít bị bắt nạt hơn.
Trau dồi EQ cho con
Trẻ em có EQ cao dễ dàng xử lý các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người, đồng thời mọi người sẵn sàng làm bạn với những người có EQ cao vì họ rất dễ hòa đồng và rất ít khi gây sự với người khác. Vì vậy, những đứa trẻ có EQ cao hầu như rất ít khi nằm trong danh sách bị bắt nạt.
Bồi dưỡng khả năng tự bảo vệ của trẻ
Khả năng tự bảo vệ là khả năng mà mỗi trẻ em đều cần phải có trong xã hội ngày nay, chúng ta đều biết rằng hiện nay có vô số trường hợp trẻ em tử vong do những nguyên nhân ngoài ý muốn hoặc bạo lực học đường. Khả năng tự bảo vệ giúp trẻ có thể bảo vệ mình tốt hơn khi đối mặt với những nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, từ đó tránh những tổn thương không đáng có. Đồng thời, những đứa trẻ có khả năng tự bảo vệ cũng rất khó bị người khác bắt nạt.
Kết: Cần có những cách giáo dục và hành động phù hợp để ngăn chặn bạo lực học đường ảnh hưởng đến thể xác và tinh thần của con trẻ.