Con sẽ trở thành người tử tế, có ý chí và tràn đầy tình yêu thương nếu cha mẹ dạy những điều này trước 5 tuổi

H.H ,
Chia sẻ

Nếu được dạy những bài học quý giá này ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, con sẽ có một tâm hồn đẹp.

Tất cả mọi hành động, lời nói của cha mẹ dù vô tình hay cố ý đều được con ghi nhận vào não bộ. Nếu sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ thấm dần vào trong suy nghĩ của trẻ và trở thành tính cách khó sửa.

Vì vậy, nếu muốn con trở thành một người thành công thì trước tiên, cha mẹ cần dạy con cách làm người tử tế, có ý chí và tràn đầy tình yêu thương. Cụ thể cha mẹ dạy những điều sau đây trước khi con được 5 tuổi.

1. Trung thực

Chị Hoa là mẹ của cậu bé Khánh (3 tuổi). Gần đây, chị nhận thấy Khánh thường xuyên cãi vã, thậm chí đánh nhau với Thành – con trai của người bạn thân. Bà mẹ này nghĩ rằng hai đứa trẻ cần có khoảng thời gian xa cách để hiểu và nhường nhịn nhau hơn. Thế nên một buổi chiều khi mẹ của Thành gọi điện, rủ đưa 2 cậu bé đi chơi, chị Hoa liền từ chối rằng Khánh đang bị ốm.

Nghe được điều này, Khánh vô cùng sửng sốt hỏi lại mẹ: "Con bị ốm? Con bị ốm khi nào ạ?". Chị Hoa ngạc nhiên trước sự bối rối và sợ hãi của cậu con trai. Chị ôm con vào lòng và giảng giải cho con nghe về sự khác biệt giữa các lời nói dối nhưng Khánh càng nghe càng không hiểu. Trong suy nghĩ non nớt của con chỉ có một câu hỏi duy nhất "Vì sao mẹ lại nói dối?".

Con sẽ trở thành người tử tế, có ý chí và tràn đầy tình yêu thương nếu cha mẹ dạy những điều này trước 5 tuổi - Ảnh 2.

Trên thực tế, đây không phải là một trường hợp hiếm gặp. Các ông bố bà mẹ luôn nghĩ rằng trẻ con thì biết gì đâu nên cứ vô tư nói dối con hoặc nói dối người khác trước mặt con. Trong khi đó, bố mẹ lại luôn đòi hỏi con phải trung thực hoặc phạt con thật nặng nếu nói dối.

Cách tốt nhất để xây dựng sự trung thực ở con chính là cha mẹ phải trở thành một người trung thực. Bởi con sẽ lấy cha mẹ là tấm gương của mình. Vậy nên mọi lời nói dối, kể cả "nói dối trắng" ( white lies - những lời nói dối vô hại) đều nên tránh.

Trong trường hợp của chị Hoa, sẽ tốt hơn nếu chị từ chối khéo léo rằng "Mình nghĩ là vài hôm nữa hãy để bọn trẻ gặp nhau. Mình không muốn tình bạn của hai đứa nó sứt mẻ giống như tối thứ 7 tuần trước. Bọn trẻ cần thêm thời gian để suy nghĩ".

Bên cạnh đó, cha mẹ đừng phản ứng thái quá khi phát hiện ra con nói dối vì như vậy chỉ khiến con sợ hãi mà nói dối nhiều hơn, tinh vi hơn. Thay vào đó cha mẹ nên khuyến khích con nói thật bằng cách hứa "Bố/mẹ sẽ không mắng con nếu con nói thật". 

Cha mẹ cũng nên khen con là đứa trẻ ngoan vì đã biết dũng cảm nhận lỗi.

2. Bày tỏ sự xin lỗi

Hai bé Lan và Hương đang chơi trò xếp lâu đài bằng những khối gỗ thì đột nhiên Lan hất đổ hết tòa lâu đài của Hương rồi bỏ chạy. Ngay lập tức bố của Lan gọi con quay lại và hỏi "Vì sao con lại hất đổ lâu đài của bạn?".

Lan lí nhí nói là do lâu đài của Hương lớn hơn của mình. Sau đó bố yêu cầu Lan phải xin lỗi bạn.

a - Ảnh 2.

Cách ứng xử của người bố trong câu chuyện này là đúng nhưng vẫn chưa đủ. Anh đã hỏi rõ nguyên do, yêu cầu con xin lỗi nhưng lại chưa đưa ra cách giúp con khắc phục sai lầm. Trong trường hợp này, ông bố có thể đề nghị con giúp Hương xây lại tòa lâu đài mà bị đổ hoặc mang bánh kẹo đến cho bạn như lời xin lỗi.

Nói "xin lỗi" là việc khá dễ dàng đối với một đứa trẻ vì đôi khi câu xin lỗi đó chỉ được nói một cách máy móc mà không có sự chân thành. Nhưng để con biết sửa lỗi lại không phải việc đơn giản. Mỗi khi con làm sai, bố mẹ cần dạy cho con biết hậu quả của lỗi lầm, đồng thời tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất có thể.

3. Lòng quyết tâm

Quyết tâm là một giá trị tinh thần mà cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Cách nuôi dưỡng lòng quyết tâm của con rất đơn giản. Đó là cha mẹ tránh những lời khen ngợi quá mức và cung cấp cho con những phản hồi trung thực một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.

a - Ảnh 3.

Một cách giúp phát triển lòng quyết tâm khác là cha mẹ nên khuyến khích con làm những việc không dễ dàng và khen ngợi vì sự cố gắng của con. Ví dụ, nếu con ngại ngùng không dám ra sân chơi với các bạn thì cha mẹ hãy lặng lẽ khuyến khích con làm quen với mọi người. Hoặc con hay nổi nóng thì cha mẹ chỉ con cách đếm từ 1 đến 10 để "hạ hỏa". 

Hãy công nhận và chúc mừng khi con đã quyết tâm để đạt được một việc gì đó, cho dù nó là việc rất nhỏ. Điều này giúp con ngày càng quyết tâm và cố gắng hơn.

4. Cân nhắc lời nói và hành động của mình

Con cần được học về cách cân nhắc trước một lời nói hay hành động của bản thân. Bởi những điều một người vô tình nói, làm đôi khi có thể khiến người khác tổn thương về mặt tinh thần.

Con sẽ trở thành người tử tế, có ý chí và tràn đầy tình yêu thương nếu cha mẹ dạy con những điều này trước khi con lên 5 tuổi - Ảnh 4.

Để làm được điều này, bố mẹ hãy dạy con suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Theo thời gian, con sẽ nhận ra rằng mọi lời nói hoặc hành động của mình có thể khiến người khác mỉm cười hoặc cảm thấy buồn lòng. 

Khi con tử tế với người khác, người đó sẽ tốt với con. Những phản hồi này sẽ khuyến khích con biết "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" và có những hành động tinh tế trong giao tiếp, ứng xử.

5. Tình yêu thương

Yêu thương người khác vốn là bản năng của trẻ em và các ông bố bà mẹ thường mặc định rằng nó sẽ tồn tại mãi. Trên thực tế, tình yêu của con trẻ sẽ ngày càng giảm dần nếu hàng ngày cha mẹ quên nói câu: "Bố/mẹ yêu con".

a - Ảnh 4.

Mỗi ngày cha mẹ hãy thể hiện tình yêu với con và cho con biết, con có vị trí quan trọng như thế nào. Không chỉ vậy, cha mẹ còn phải là tấm gương khi luôn yêu thương và hiếu kính với ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em để con noi theo.

Chia sẻ