Con nghèo nhường thịt cho cha mù, mẹ điên mồ lạnh lẽo
Dù nghèo đến mức không đủ tiền ăn nhưng hai cha con ông lão mù trong câu chuyện vẫn khiến cư dân mạng ngả mũ thán phục vì tâm hồn chan chứa tình thương và lòng tự trọng đáng quý.
Câu chuyện cha con ông lão mù khiến cư dân mạng lặng mình suy ngẫm
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha.
Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay.
Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Ảnh minh họa.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!".
Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội", người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt", ông lão cảm động nói.
Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ", ông nói.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thêm thịt bò”.
Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Bài học quý giá về tình yêu và lòng tự trọng
Mẩu chuyện này sau khi được một thành viên chia sẻ trên mạng xã hội Facebook đã nhận được hàng trăm lượt “like”. Hầu hết cư dân mạng đều bày tỏ sự cảm kích hai cha con ông lão nghèo. Cảnh cùng khổ không làm họ bớt yêu thương nhau hay phải quỵ lụy cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Họ có thể rất nghèo về vật chất nhưng lại có hai tài sản đáng quý hơn tất cả, đó là tình yêu và lòng tự trọng.
Câu chuyện về cha con ông lão mù khiến cư dân mạng vô cùng xúc động.
Câu chuyện có bối cảnh thật đơn giản: một quán ăn bình dân, 2 bát mỳ bò, 2 cha con cùng chủ, khách trong quán. Thế nhưng, trong khung cảnh bình dị ấy, người đọc vẫn cảm nhận được những giá trị nhân văn sâu sắc nhất.
Câu chuyện bắt đầu bằng một cảnh tượng vô cùng đáng thương khi hai cha con ông lão mù nghèo đến mức người con trai chỉ dám gọi một bát mì bò. Vì sợ cha già thương con mà nhường miếng ăn nên cậu con trai đã giả vờ gọi 2 bát mì bò đầy nhưng thực tế bát của cậu chỉ có nước không. Nhìn cảnh hai cha con vừa ăn, vừa gắp nhường nhau từng miếng thịt một cách đầy quan tâm, người chủ quán cảm kích đã cố tình cho hai cha con thêm một đĩa thịt bò miễn phí.
Bà chủ quán cố gắng giúp đỡ hai cha con một cách tế nhị nhất vì không muốn làm họ cảm thấy như được “bố thí”. Nhưng rồi chính chàng trai đã khiến tất cả mọi người phải sững sờ khi kín đáo để lại trên bàn số tiền bằng đúng giá đĩa thịt được chủ quán cho không trước khi rời đi.
Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi từ sự xúc động trước tình thương của hai cha con cho đến sự cảm phục lòng tự trọng của chàng trai nhà nghèo. Những giá trị nhân phẩm cao đẹp được gửi gắm trong câu chuyện như thức tỉnh bao người đang bị cuốn theo nhịp sống hiện đại đầy tính thực dụng.
Câu chuyện xúc động nhận được hàng trăm lượt "like" và chia sẻ trên Facebook.
Bạn Hoa Hong Tuyet Duong bình luận bên dưới bài viết: “Chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ngoài việc ca ngợi lòng tự trọng của chàng trai nhà nghèo, câu chuyện còn cho người đọc thấy rằng, trên đời này điều vô giá nhất chính là tình yêu thương”.
Còn thành viên Sang Nguyễn chia sẻ: “Chàng trai này nghèo nhưng đầy lòng tự trọng. Đây là câu chuyện mà chúng ta nên đọc bằng cả trái tim chứ đừng hời hợt đọc bằng đôi mắt”.
Trong khi đó, thành viên Bé Kem thì xúc động: “Đọc xong câu chuyện này mình đã rơi nước mắt. Mình thấy người con trai trong câu chuyện thật đáng ngưỡng mộ và đáng để học tập. Đây thực sự là câu chuyện cảm động về tình cha con và về lòng tự trọng”.
Quả thực, ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng như nhân vật người con trai. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc và luôn vững tin vào chính mình.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha.
Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay.
Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Ảnh minh họa.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!".
Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội", người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt", ông lão cảm động nói.
Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ", ông nói.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thêm thịt bò”.
Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng". Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Bài học quý giá về tình yêu và lòng tự trọng
Mẩu chuyện này sau khi được một thành viên chia sẻ trên mạng xã hội Facebook đã nhận được hàng trăm lượt “like”. Hầu hết cư dân mạng đều bày tỏ sự cảm kích hai cha con ông lão nghèo. Cảnh cùng khổ không làm họ bớt yêu thương nhau hay phải quỵ lụy cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Họ có thể rất nghèo về vật chất nhưng lại có hai tài sản đáng quý hơn tất cả, đó là tình yêu và lòng tự trọng.
Câu chuyện về cha con ông lão mù khiến cư dân mạng vô cùng xúc động.
Câu chuyện có bối cảnh thật đơn giản: một quán ăn bình dân, 2 bát mỳ bò, 2 cha con cùng chủ, khách trong quán. Thế nhưng, trong khung cảnh bình dị ấy, người đọc vẫn cảm nhận được những giá trị nhân văn sâu sắc nhất.
Câu chuyện bắt đầu bằng một cảnh tượng vô cùng đáng thương khi hai cha con ông lão mù nghèo đến mức người con trai chỉ dám gọi một bát mì bò. Vì sợ cha già thương con mà nhường miếng ăn nên cậu con trai đã giả vờ gọi 2 bát mì bò đầy nhưng thực tế bát của cậu chỉ có nước không. Nhìn cảnh hai cha con vừa ăn, vừa gắp nhường nhau từng miếng thịt một cách đầy quan tâm, người chủ quán cảm kích đã cố tình cho hai cha con thêm một đĩa thịt bò miễn phí.
Bà chủ quán cố gắng giúp đỡ hai cha con một cách tế nhị nhất vì không muốn làm họ cảm thấy như được “bố thí”. Nhưng rồi chính chàng trai đã khiến tất cả mọi người phải sững sờ khi kín đáo để lại trên bàn số tiền bằng đúng giá đĩa thịt được chủ quán cho không trước khi rời đi.
Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi từ sự xúc động trước tình thương của hai cha con cho đến sự cảm phục lòng tự trọng của chàng trai nhà nghèo. Những giá trị nhân phẩm cao đẹp được gửi gắm trong câu chuyện như thức tỉnh bao người đang bị cuốn theo nhịp sống hiện đại đầy tính thực dụng.
Câu chuyện xúc động nhận được hàng trăm lượt "like" và chia sẻ trên Facebook.
Bạn Hoa Hong Tuyet Duong bình luận bên dưới bài viết: “Chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ngoài việc ca ngợi lòng tự trọng của chàng trai nhà nghèo, câu chuyện còn cho người đọc thấy rằng, trên đời này điều vô giá nhất chính là tình yêu thương”.
Còn thành viên Sang Nguyễn chia sẻ: “Chàng trai này nghèo nhưng đầy lòng tự trọng. Đây là câu chuyện mà chúng ta nên đọc bằng cả trái tim chứ đừng hời hợt đọc bằng đôi mắt”.
Trong khi đó, thành viên Bé Kem thì xúc động: “Đọc xong câu chuyện này mình đã rơi nước mắt. Mình thấy người con trai trong câu chuyện thật đáng ngưỡng mộ và đáng để học tập. Đây thực sự là câu chuyện cảm động về tình cha con và về lòng tự trọng”.
Quả thực, ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng như nhân vật người con trai. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc và luôn vững tin vào chính mình.
Câu chuyện người cha mù và con trai khiến người ta liên tưởng đến chuyện "Mẹ điên" của tác giả Vương Hằng Tích, được Trạng Hạ dịch, từng gây xôn xao cộng đồng mạng. Đây là một câu chuyện gần như ghi lại những sự kiện có thật, được xếp vào dạng “tiểu thuyết ghi chép thật” (ký thực tiểu thuyết), nhân vật chính là gia đình người cậu của tác giả Vương Hằng Tích.
Vương Hằng Tích là người dân tộc, nhà nghèo đói, thất học, học gần hết THCS thì năm 1985 phải rời khu tự trị tỉnh Hồ Bắc, ra đi kiếm việc khi mới 15 tuổi, làm mọi việc cửu vạn rồi đi học nấu ăn, tự mày mò viết văn, chủ yếu là viết tản văn, ghi chép, tự truyện lặt vặt.
Năm 1998, Vương Hằng Tích được kết nạp vào Hiệp hội Nhà văn Hồ Bắc, là nhà văn mang thân phận “kẻ làm thuê công nhật” đầu tiên của Hồ Bắc. Năm 1999, anh cũng được tuyên dương là một trong mười lao động trẻ xuất sắc của tỉnh Hồ Bắc, và sau đó, anh rời dao thớt cùng bếp lò để được ngồi vào một văn phòng làm biên tập viên, thật sự là vinh hạnh mà Vương Hằng Tích không thể ngờ tới.
“Mẹ điên” chính là mợ (vợ cậu) của Vương Hằng Tích. Cậu của anh hơi bị lẩn thẩn, vừa nghèo vừa xấu vừa dốt, mãi không lấy được vợ. Mợ không rõ từ đâu dạt tới, mợ vừa câm vừa điên, về làng rồi thành mợ của Vương Hằng Tích.
Nhưng mợ điên ăn rất nhiều, cơn điên tới thì đổ cơm vào thùng rác, hay bị mẹ chồng mắng, có lần mợ điên bị mẹ chồng (bà ngoại của Vương Hằng Tích) đánh đau quá, đã cầm dao chém mẹ chồng gần chết.
Rồi mợ điên đẻ con trai, nhưng đêm ngủ đè chết con, nên bị cả nhà đuổi đi. Từ đó, trên hòn đá đầu thôn, có một con điên cứ ngồi trên hòn đá đầu mộ, khóc ti tỉ cho đứa con đã chết.
“Mẹ điên” trong đời thật đã lưu lạc khắp nơi, tổng cộng làm vợ cho mấy nhà, mỗi lần đều đẻ ra được một thằng con trai xong bị nhà đó đuổi đi. Mỗi lần bị đuổi, “mẹ điên” đều quỳ khóc mãi trước cửa nhà người ta, không chịu đi.
Sau đó vài năm, “mẹ điên” muốn gặp những đứa con mình đã sinh ra, nhưng đều bị mấy gia đình kia không cho gặp. Kết cục, có lần quá đói, hái đào dại ăn, “mợ điên” nhà Vương Hằng Tích ngã chết dưới khe núi, được người quanh đó chôn qua loa.
Sau đó, cậu của Vương Hằng Tích cũng chết, năm 2004 lễ thanh minh, anh về quê thắp hương cho cậu mình, mới có người chỉ cho, cách đó không xa có mộ của mợ.
Nhìn thấy hòn đá bé tẹo đánh dấu, Vương Hằng Tích nói, mình đã khóc như mưa vì hồi tưởng lại hình dáng của cậu và mợ ngày còn sống. Những đứa con của mợ điên rải rác vài thôn quanh đó cũng đã thành những chàng trai hai mươi tuổi.
Tuy nhiên, trong số đó, ngay cả những đứa học hành đến nơi đến chốn cũng không thèm đếm xỉa đến mẹ mình. Vào giây phút đó, đầu óc Vương Hằng Tích đầy chặt những xung động đòi phải viết, anh nhất định phải viết để ghi chép lại cuộc đời này.
Hai cốt chuyện mang màu sắc đối lập càng khiến cho người đọc thấm thía và cảm phục nhân vật người con trai trong câu chuyện cha con ông lão mù.
Vương Hằng Tích là người dân tộc, nhà nghèo đói, thất học, học gần hết THCS thì năm 1985 phải rời khu tự trị tỉnh Hồ Bắc, ra đi kiếm việc khi mới 15 tuổi, làm mọi việc cửu vạn rồi đi học nấu ăn, tự mày mò viết văn, chủ yếu là viết tản văn, ghi chép, tự truyện lặt vặt.
Năm 1998, Vương Hằng Tích được kết nạp vào Hiệp hội Nhà văn Hồ Bắc, là nhà văn mang thân phận “kẻ làm thuê công nhật” đầu tiên của Hồ Bắc. Năm 1999, anh cũng được tuyên dương là một trong mười lao động trẻ xuất sắc của tỉnh Hồ Bắc, và sau đó, anh rời dao thớt cùng bếp lò để được ngồi vào một văn phòng làm biên tập viên, thật sự là vinh hạnh mà Vương Hằng Tích không thể ngờ tới.
“Mẹ điên” chính là mợ (vợ cậu) của Vương Hằng Tích. Cậu của anh hơi bị lẩn thẩn, vừa nghèo vừa xấu vừa dốt, mãi không lấy được vợ. Mợ không rõ từ đâu dạt tới, mợ vừa câm vừa điên, về làng rồi thành mợ của Vương Hằng Tích.
Nhưng mợ điên ăn rất nhiều, cơn điên tới thì đổ cơm vào thùng rác, hay bị mẹ chồng mắng, có lần mợ điên bị mẹ chồng (bà ngoại của Vương Hằng Tích) đánh đau quá, đã cầm dao chém mẹ chồng gần chết.
Rồi mợ điên đẻ con trai, nhưng đêm ngủ đè chết con, nên bị cả nhà đuổi đi. Từ đó, trên hòn đá đầu thôn, có một con điên cứ ngồi trên hòn đá đầu mộ, khóc ti tỉ cho đứa con đã chết.
“Mẹ điên” trong đời thật đã lưu lạc khắp nơi, tổng cộng làm vợ cho mấy nhà, mỗi lần đều đẻ ra được một thằng con trai xong bị nhà đó đuổi đi. Mỗi lần bị đuổi, “mẹ điên” đều quỳ khóc mãi trước cửa nhà người ta, không chịu đi.
Sau đó vài năm, “mẹ điên” muốn gặp những đứa con mình đã sinh ra, nhưng đều bị mấy gia đình kia không cho gặp. Kết cục, có lần quá đói, hái đào dại ăn, “mợ điên” nhà Vương Hằng Tích ngã chết dưới khe núi, được người quanh đó chôn qua loa.
Sau đó, cậu của Vương Hằng Tích cũng chết, năm 2004 lễ thanh minh, anh về quê thắp hương cho cậu mình, mới có người chỉ cho, cách đó không xa có mộ của mợ.
Nhìn thấy hòn đá bé tẹo đánh dấu, Vương Hằng Tích nói, mình đã khóc như mưa vì hồi tưởng lại hình dáng của cậu và mợ ngày còn sống. Những đứa con của mợ điên rải rác vài thôn quanh đó cũng đã thành những chàng trai hai mươi tuổi.
Tuy nhiên, trong số đó, ngay cả những đứa học hành đến nơi đến chốn cũng không thèm đếm xỉa đến mẹ mình. Vào giây phút đó, đầu óc Vương Hằng Tích đầy chặt những xung động đòi phải viết, anh nhất định phải viết để ghi chép lại cuộc đời này.
Hai cốt chuyện mang màu sắc đối lập càng khiến cho người đọc thấm thía và cảm phục nhân vật người con trai trong câu chuyện cha con ông lão mù.