Có thuốc trị ung thư không gây rụng tóc?
Chị gái tôi bị ung thư vú vừa mới phẫu thuật. Chỉ định tiếp theo là dùng hóa trị liệu. Vậy trong các thuốc điều trị ung thư có loại nào không gây rụng tóc?
Chị gái tôi bị ung thư vú vừa mới phẫu thuật. Chỉ định tiếp theo là dùng hóa trị liệu. Nhưng chị ấy e ngại vì đa số bệnh nhân điều trị bằng hóa chất bị rụng rất nhiều tóc. Dù đã được mọi người động viên, nhưng chị tôi vẫn phân vân e ngại. Vậy trong các thuốc điều trị ung thư có loại nào không gây rụng tóc? (Nguyễn Bá Lân -Hải Phòng)
Trả lời:
Phương pháp điều trị ung thư bằng phẫu thuật và tia xạ chỉ giải quyết được những trường hợp khối u còn khu trú tại chỗ.
Nhưng tế bào ung thư lại hay di chuyển đến nhiều cơ quan khác, cho nên việc sử dụng thuốc (hóa trị liệu) là hợp lý. Thuốc điều trị ung thư khá nhiều, nhưng chỉ khoảng 30 loại thường được áp dụng và đa số là hóa chất, còn một số ít thuộc loại nội tiết tố.
Trả lời:
Phương pháp điều trị ung thư bằng phẫu thuật và tia xạ chỉ giải quyết được những trường hợp khối u còn khu trú tại chỗ.
Nhưng tế bào ung thư lại hay di chuyển đến nhiều cơ quan khác, cho nên việc sử dụng thuốc (hóa trị liệu) là hợp lý. Thuốc điều trị ung thư khá nhiều, nhưng chỉ khoảng 30 loại thường được áp dụng và đa số là hóa chất, còn một số ít thuộc loại nội tiết tố.
Về tác dụng của hóa trị liệu, có loại thuốc thì làm thay đổi trực tiếp phân tử ADN, có loại thì ức chế sự tổng hợp ADN, hoặc ức chế sự trùng hợp tubulin (protein dạng cầu chứa hai cấu trúc đơn vị con 10 - 14 phân tử sắp xếp để tạo ra một vi cấu trúc hình ống) làm teo khối u...
Hóa trị liệu ung thư có vai trò rất quan trọng, nó phá hủy các tế bào ung thư. Nhưng hầu hết cũng thường gây ra phản ứng nhiễm độc tràn lan và mạnh đối với cơ quan tiêu hóa, máu, gan, thận, rụng tóc, tim mạch...
Ảnh minh họa.
Chỉ nói riêng về tóc, hóa trị liệu thường gây ức chế bộ phận hoặc ức chế hoàn toàn quá trình biệt hóa và quá trình thay thế nhau trong các cơ chất của tóc.
Vì thế nó cũng gây ức chế nghiêm trọng việc sinh trưởng của tóc, hoặc làm cho tóc trở nên mỏng manh, sức đề kháng yếu, cũng làm biến đổi cả màu sắc và chất của tóc.
Tóc mỏng và giòn do tác dụng ngoại lực như ma sát từ gối... vừa làm cho tóc bị rụng vừa bị đứt đoạn.
Tuy nhiên, phản ứng phụ rụng tóc còn tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và tùy từng người mà mức độ nặng nhẹ ở gốc tóc cũng như ở toàn thân cũng có biểu hiện khác nhau.
Hiện tượng rụng tóc thường xảy ra sau khi hóa trị liệu được 1 - 2 tuần, sau 1 - 2 tháng là nặng nhất.
Rụng tóc không những có thể làm cho người bệnh rơi vào trạng thái tâm lý mất cân bằng, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu, thậm chí có cảm giác như là điều trị chẳng đem lại kết quả gì. Khi kết thúc quá trình hóa trị liệu, ngừng dùng thuốc, tóc dần dần sẽ mọc trở lại.
Nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế rụng tóc, ở một số nước người ta cho bệnh nhân dùng một loại mũ đặc biệt chụp vào đầu.
Mũ bằng nhựa plastic có làm lạnh chụp lên đầu bệnh nhân 5 - 10 phút trước khi truyền hóa chất và giữ nguyên sau 30 phút ngừng truyền. Do ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh, các vi huyết quản ở da đầu sẽ co lại có tác dụng hạn chế số lượng hóa chất tiếp cận với các chân tóc, do vậy mà giảm bớt rụng tóc.
Bạn nên động viên người thân không nên vì sợ rụng tóc mà tránh hóa trị liệu. Không phải hóa chất nào cũng gây rụng tóc như nhau, mà có loại rụng nhiều (thí dụ: adriamycin, bleomycin, cyclophosphamid...), có loại rụng ít hoặc không rụng (thí dụ: acid folinic, clorambucil, hydroxycarbamid...).
Mặt khác, bạn và gia đình có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những lo ngại rụng tóc để nếu có thể được, thầy thuốc sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng sử dụng nhằm tránh hoặc hạn chế rụng tóc.
Hóa trị liệu ung thư có vai trò rất quan trọng, nó phá hủy các tế bào ung thư. Nhưng hầu hết cũng thường gây ra phản ứng nhiễm độc tràn lan và mạnh đối với cơ quan tiêu hóa, máu, gan, thận, rụng tóc, tim mạch...
Ảnh minh họa.
Chỉ nói riêng về tóc, hóa trị liệu thường gây ức chế bộ phận hoặc ức chế hoàn toàn quá trình biệt hóa và quá trình thay thế nhau trong các cơ chất của tóc.
Vì thế nó cũng gây ức chế nghiêm trọng việc sinh trưởng của tóc, hoặc làm cho tóc trở nên mỏng manh, sức đề kháng yếu, cũng làm biến đổi cả màu sắc và chất của tóc.
Tóc mỏng và giòn do tác dụng ngoại lực như ma sát từ gối... vừa làm cho tóc bị rụng vừa bị đứt đoạn.
Tuy nhiên, phản ứng phụ rụng tóc còn tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và tùy từng người mà mức độ nặng nhẹ ở gốc tóc cũng như ở toàn thân cũng có biểu hiện khác nhau.
Hiện tượng rụng tóc thường xảy ra sau khi hóa trị liệu được 1 - 2 tuần, sau 1 - 2 tháng là nặng nhất.
Rụng tóc không những có thể làm cho người bệnh rơi vào trạng thái tâm lý mất cân bằng, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu, thậm chí có cảm giác như là điều trị chẳng đem lại kết quả gì. Khi kết thúc quá trình hóa trị liệu, ngừng dùng thuốc, tóc dần dần sẽ mọc trở lại.
Nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế rụng tóc, ở một số nước người ta cho bệnh nhân dùng một loại mũ đặc biệt chụp vào đầu.
Mũ bằng nhựa plastic có làm lạnh chụp lên đầu bệnh nhân 5 - 10 phút trước khi truyền hóa chất và giữ nguyên sau 30 phút ngừng truyền. Do ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh, các vi huyết quản ở da đầu sẽ co lại có tác dụng hạn chế số lượng hóa chất tiếp cận với các chân tóc, do vậy mà giảm bớt rụng tóc.
Bạn nên động viên người thân không nên vì sợ rụng tóc mà tránh hóa trị liệu. Không phải hóa chất nào cũng gây rụng tóc như nhau, mà có loại rụng nhiều (thí dụ: adriamycin, bleomycin, cyclophosphamid...), có loại rụng ít hoặc không rụng (thí dụ: acid folinic, clorambucil, hydroxycarbamid...).
Mặt khác, bạn và gia đình có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những lo ngại rụng tóc để nếu có thể được, thầy thuốc sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng sử dụng nhằm tránh hoặc hạn chế rụng tóc.
Theo KHĐS