Có nên dùng thuốc bổ khi mang bầu
Khi có thai, nhiều người đã tìm tới sự giúp đỡ của các loại thuốc bổ. Vậy việc dùng các loại thuốc bổ có cấn thiết? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia.
Khi có thai, bà mẹ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ khỏe mạnh, thông minh hơn người. Vì thế họ luôn luôn nghĩ đến việc phải tẩm bổ trong thời kỳ này.
Ngoài chế độ dinh dưỡng nhiều người đã tìm tới sự giúp đỡ của các loại thuốc bổ. Vậy việc dùng các loại thuốc bổ đó như thế nào, và sự cần thiết của chúng đến đâu? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia.
Theo PGS.TS. Vương Tiến Hòa - Giảng viên Bộ môn phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội: Việc sử dụng thuốc nói chung đối với phụ nữ có thai là hết sức quan trọng, trước hết phải bảo đảm sức khỏe cho mẹ và phải an toàn cho thai nhi.
Đối với thuốc bổ, trước hết cần phải hiểu thế nào là thuốc bổ? Đây là từ dân gian thường dùng, thực ra đó là những thuốc bổ sung, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người mẹ trong khi có thai làm cho mẹ khỏe hơn và một phần thuốc qua bánh rau làm cho thai phát triển tốt hơn. Các thuốc bổ hay được sử dụng ở phụ nữ có thai là viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin...
Viên sắt có tác dụng tạo hồng cầu. Đối với nhu cầu bình thường, nếu người phụ nữ ăn uống không đầy đủ hoặc hàng tháng bị kinh nguyệt kéo dài mất máu nhiều cũng có thể gây thiếu máu. Khi có thai, thai nhi sử dụng các dưỡng chất của người mẹ nhiều hơn nên phải bổ sung sắt. Xu thế hiện nay người ta còn dùng cả viên sắt ngay cả sau khi sinh 1 - 2 tháng để chống thiếu máu cho bà mẹ và trẻ đang bú mẹ.
Đối với acid folic (vitamin B9) tốt nhất là sử dụng trước khi có thai 3 - 4 tháng và trong khi có thai lại càng cần hơn. Lợi ích của vitamin này là giúp cho thai nhi không bị các khuyết tật về thần kinh.
Canxi được bắt đầu sử dụng ở tuần thứ 16 trở lên (khi thai bắt đầu hình thành cấu trúc xương). Càng gần đủ tháng, thai nhi càng phát triển và sẽ lấy canxi từ trong huyết thanh của người mẹ sang để cung cấp cho thai nhi phát triển và hoàn thiện khung xương.
Nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi lại không được cung cấp thêm canxi (bổ sung canxi) sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bởi vì người mẹ phải huy động canxi từ bộ xương của mình đưa vào máu và qua bánh rau để cung cấp cho thai nhi.
Trường hợp người mẹ đa thai thì mức độ huy động canxi sẽ nhiều hơn nên càng cần phải bổ sung canxi. Tuy nhiên phải bổ sung từ từ chứ không phải cứ lo thiếu mà đưa một lượng lớn canxi vào cơ thể trong một thời gian ngắn là được.
Có một số thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ có thai như magie B6 (là thuốc có khoáng chất magie lẫn vitamin B6, có tác dụng ổn định trao đổi chất đồng thời góp phần giảm nguy cơ bị tiền sản giật), vitamin E tự nhiên. Các thuốc này có thể kết hợp với vitamin C liều cao 500mg sẽ làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra có thể bổ sung kẽm và một số chất vi khoáng khác.
Nhưng không phải cứ uống thật nhiều thuốc bổ là tốt, vấn đề cơ bản là sử dụng thế nào cho hợp lý. Ví dụ, viên sắt nếu uống nhiều quá sẽ gây táo bón, hay bổ sung nhiều canxi quá mức yêu cầu thì canxi sẽ lắng đọng ở thận gây sỏi thận hoặc lắng đọng ở bánh rau làm giảm chức năng của bánh rau sẽ làm giảm trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con làm cho thai kém phát triển và sẽ nhẹ cân khi sinh. Vì vậy trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ nào, tốt nhất bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng nhiều người đã tìm tới sự giúp đỡ của các loại thuốc bổ. Vậy việc dùng các loại thuốc bổ đó như thế nào, và sự cần thiết của chúng đến đâu? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia.
Theo PGS.TS. Vương Tiến Hòa - Giảng viên Bộ môn phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội: Việc sử dụng thuốc nói chung đối với phụ nữ có thai là hết sức quan trọng, trước hết phải bảo đảm sức khỏe cho mẹ và phải an toàn cho thai nhi.
Đối với thuốc bổ, trước hết cần phải hiểu thế nào là thuốc bổ? Đây là từ dân gian thường dùng, thực ra đó là những thuốc bổ sung, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người mẹ trong khi có thai làm cho mẹ khỏe hơn và một phần thuốc qua bánh rau làm cho thai phát triển tốt hơn. Các thuốc bổ hay được sử dụng ở phụ nữ có thai là viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin...
Đối với acid folic (vitamin B9) tốt nhất là sử dụng trước khi có thai 3 - 4 tháng và trong khi có thai lại càng cần hơn. Lợi ích của vitamin này là giúp cho thai nhi không bị các khuyết tật về thần kinh.
Canxi được bắt đầu sử dụng ở tuần thứ 16 trở lên (khi thai bắt đầu hình thành cấu trúc xương). Càng gần đủ tháng, thai nhi càng phát triển và sẽ lấy canxi từ trong huyết thanh của người mẹ sang để cung cấp cho thai nhi phát triển và hoàn thiện khung xương.
Nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi lại không được cung cấp thêm canxi (bổ sung canxi) sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bởi vì người mẹ phải huy động canxi từ bộ xương của mình đưa vào máu và qua bánh rau để cung cấp cho thai nhi.
Trường hợp người mẹ đa thai thì mức độ huy động canxi sẽ nhiều hơn nên càng cần phải bổ sung canxi. Tuy nhiên phải bổ sung từ từ chứ không phải cứ lo thiếu mà đưa một lượng lớn canxi vào cơ thể trong một thời gian ngắn là được.
Có một số thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ có thai như magie B6 (là thuốc có khoáng chất magie lẫn vitamin B6, có tác dụng ổn định trao đổi chất đồng thời góp phần giảm nguy cơ bị tiền sản giật), vitamin E tự nhiên. Các thuốc này có thể kết hợp với vitamin C liều cao 500mg sẽ làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra có thể bổ sung kẽm và một số chất vi khoáng khác.
Nhưng không phải cứ uống thật nhiều thuốc bổ là tốt, vấn đề cơ bản là sử dụng thế nào cho hợp lý. Ví dụ, viên sắt nếu uống nhiều quá sẽ gây táo bón, hay bổ sung nhiều canxi quá mức yêu cầu thì canxi sẽ lắng đọng ở thận gây sỏi thận hoặc lắng đọng ở bánh rau làm giảm chức năng của bánh rau sẽ làm giảm trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con làm cho thai kém phát triển và sẽ nhẹ cân khi sinh. Vì vậy trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ nào, tốt nhất bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.