Có một xóm lồng đèn truyền thống hơn nửa thế kỉ ở ngay trung tâm Sài Gòn không phải ai cũng biết

Như Quỳnh ,
Chia sẻ

Dù thường ngày phải làm thêm nghề khác nhưng người dân ở xóm lồng đèn hơn nửa thế kỉ của Sài Gòn vẫn bám giữ nghề truyền thống. Nhịp sống hiện đại nhưng họ tin rằng lồng đèn Việt vẫn có chỗ đứng riêng.

xomlongden7
Những ngày này, xóm lồng đèn Phú Bình (quận 11, TP. HCM) lại nhộn nhịp hẳn lên vì đang trong giai đoạn nước rút để chuẩn bị đón một mùa trung thu nữa lại về. Xóm lồng đèn này có tuổi đời ít nhất nửa thế kỉ, chuyên sản xuất các loại lồng đèn giấy kiếng truyền thống. Thời hưng thịnh, xóm Phú Bình cung cấp lồng đèn cho cả đất Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Nam.

xomlongden16
Xóm lồng đèn Phú Bình ở TP.HCM được hình thành vào khoảng giữa thập niên 50 thế kỷ trước. Người dân từ Nam Định vào Sài Gòn mang theo nghề làm lồng đèn của quê hương mình, đến nay đã hơn nửa thế kỷ. 

xomlongden17
Sau hơn nửa thế kỉ tồn tại với nhiều thăng trầm, trước nhịp sống hiện đại, xóm cũng không thoát khỏi sự thoái trào. Cả xóm giờ ước chừng chỉ còn khoảng 15 hộ vẫn giữ nghề truyền thống này. Làm nhiều hơn cả, có lẽ là gia đình ông Nguyễn Văn Quyền (57 tuổi), với thâm niên 30 năm làm nghề.

xomlongden4
 Ông vẫn giữa đúng cách làm truyền thống. Từ 3 tháng trước trung thu, ông nhập tre nứa về chẻ, phơi khô cho dẻo rồi bắt đầu vót, uốn tạo khung lồng đèn. Một cây tre lồ ô giá 60.000 đồng làm được 40-50 khung lồng đèn, cộng với tiền giấy kiếng 3.000 đồng/tờ (dán được 2-3 khung đèn) và tiền công vẽ, công dán, chưa kể công làm khung một chiếc đèn... Trung bình một người thợ chỉ làm được khoảng 15 chiếc lồng đèn/ngày.

xomlongden13
Những chiếc lồng đèn truyền thống dán giấy kiếng với đủ hình thù con tàu, ngôi sao, hoa sen, con gà, giỏ hoa... được bán với giá từ 15 ngàn. Tính ra với mỗi chiếc, nghệ nhân cũng chỉ lời vài ngàn đồng.

xomlongden5
 "Trong khi lồng đèn giấy của Trung Quốc giá rẻ hơn, bắt mắt lại nhiều hình thù hơn, thêm vào đó có lồng đèn điện nữa...  Bảo sao những chiếc lồng đèn truyền thống cứ đìu hiu dần. Mỗi năm nhà tôi lại làm giảm dần. Tôi có làm cho vui chứ ngày thường chạy xe ôm à" ông Quyền ngậm ngùi nói.

xomlongden1
Tương tự, nhà anh Mai Đình Phùng cũng nhộn nhịp làm lồng đèn mỗi độ trung thu về. Tuy nhiên, gia đình anh chỉ làm vài trăm cái, gọi là cho vui.

xomlongden10
Còn công viêc chính của gia đình anh vẫn là buôn bán gạo.

xomlongden8
Còn trong nhà bà Kim Anh, cả nhà còn mỗi con dâu bà vẫn làm nghề này. Lác đác chỉ vài trăm lồng đèn treo cao trên trần nhà.

xomlongden9
Thoát ra khỏi những khuôn mẫu thường thấy, gia đình bà Kim Anh mạnh dạn làm lồng đèn hình Doremon, mèo Kitti... và mặt hàng này bán khá chạy.

xomlongden15
Để có một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn  cưa cắt, chẻ nan, làm khung sườn, dán giấy kiếng. Yếu tố quyết định làm nên nét đặc thù của từng chiếc lồng đèn còn ở cách tạo hình, kỹ thuật dán giấy và vẽ họa tiết trang trí. "Nói chung mất nhiều công sức mà lợi nhuận không là bao nên mấy đứa nhỏ không hào hứng, chỉ còn lớp già chúng tôi gắn bó", bà Kim Anh cho hay.

xomlongden2
Ngay đầu xóm Phú Bình, có nhiều gian hàng bán lồng đèn. Việc mua sắm cũng diễn ra khá thường xuyên dù không nhộn nhịp.

longden2
Nhiều chủ quán cho biết, vì nhu cầu thị trường nên họ nhập thêm lồng đèn giấy bên cạnh loại truyền thống. Dù vậy, tình hình chung vẫn bán khá chậm.

longden1
Tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học lớn nhất TP.HCM, đứa trẻ được cha mẹ mua cho chiếc lồng đèn pin. Đây là một trong những nguyên nhân khiến làng nghề truyền thống đang dần suy yếu và có nguy cơ dẹp bỏ vì không có nguồn tiêu thụ. 





Chia sẻ