Có một hành vi của trẻ khiến 100% phụ huynh cuống cuồng tìm cách thay đổi, nghe chuyên gia giải thích mới thấy SAI QUÁ SAI
Cha mẹ đừng vội dùng những phương pháp thô bạo để sửa thói quen này của trẻ.
Trong cuộc sống, cha mẹ thường than phiền rằng con cái ở nhà thích nói ngược. Cha mẹ nói 1 thì con cãi lại 2, đến nỗi cha mẹ nổi giận, chỉ muốn đem roi ra đánh đòn. Việc trẻ không nghe lời và thích nói lại là điều khá phổ biến.
Một người kể, có hôm đến nhà bạn gái, cô ấy hướng dẫn con bài tập về nhà, không kiềm được nóng nảy và mắng con: "Con không làm được câu hỏi đơn giản như vậy. Con đã nghe cô giáo giảng bài nghiêm túc chưa?". Đứa nhỏ không những sợ sệt mà còn cãi lại: "Con mới học nên chưa thành thạo. Nếu lớn lên bằng tuổi của mẹ, con nhất định sẽ làm được..." . Người mẹ vừa nghe thấy lời này, "ba máu sáu cơn" nổi lên, mắng con không làm được bài tập còn viện cớ. Người bạn phải can thiệp mới giúp tình hình dịu xuống.
Trẻ em thích nói lại, chủ yếu là vì chúng cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc và tự kiểm soát cuộc sống của mình. Khi còn nhỏ, chúng là những đứa trẻ ngoan, nó nghe lời cha mẹ nói, làm mọi việc mà chúng yêu cầu. Đối với sự thay đổi này của trẻ, một số cha mẹ cho rằng con họ đã lớn và không còn chú ý chuyện nghe lời cha mẹ; một số nghĩ con họ đã trở nên thất thường và cáu kỉnh. Nhưng những suy nghĩ này không chính xác.
Trẻ thích nói lại thực ra là một dấu hiệu của sự trưởng thành và tiến bộ. Đứa trẻ là một cá thể độc lập, khi lớn hơn và kinh nghiệm sống tăng lên, trẻ có quan điểm riêng về mọi việc. Nếu không đồng ý với cách làm của cha mẹ, đứa trẻ sẽ cố gắng sửa đổi cách làm của cha mẹ, bày tỏ quan điểm và đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Trẻ thích nói lại, cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc, chủ động thiết lập mối liên hệ với xã hội và làm chủ cuộc sống của chính mình, đó là một điều tốt.
Cha mẹ đừng vội dùng những phương pháp thô bạo để sửa thói quen nói ngược của trẻ, bởi trẻ rất thích nói lại, điều này có lợi rất nhiều.
Trẻ thích nói lại, kỹ năng diễn đạt của trẻ sẽ được nâng cao và xử lý tốt các ý kiến khác nhau
Một lần, Đại học Virginia đã tiến hành một cuộc khảo sát, họ yêu cầu 150 trẻ em 13 tuổi mô tả xung đột với cha mẹ của chúng, họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên tranh cãi với bố mẹ ở nhà là những đứa trẻ có thể dễ dàng đương đầu với những bất đồng với thế giới bên ngoài.
Bởi vì, khi trẻ nói lại, trẻ cần phải làm rõ quan điểm và thái độ của mình, sau đó tìm kiếm ngôn ngữ có thể hỗ trợ quan điểm trong suy nghĩ của trẻ, và cuối cùng sử dụng ngôn ngữ tỉ mỉ nhất để phản bác và thuyết phục lẫn nhau. Trong quá trình này, khả năng diễn đạt của trẻ được nâng cao. Trong tương lai, khi một đứa trẻ gặp phải thái độ khác với mình, chúng sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để đối phó và sẽ dễ dàng chiến thắng trong cuộc tranh luận với người khác.
Trẻ thích nói lại và khả năng có hành vi xấu là rất nhỏ
Nghiên cứu tâm lý học của Đại học Virginia, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên nói lại với cha mẹ chúng ít có những hành vi xấu như hút thuốc và uống rượu khi chưa đủ tuổi so với những đứa trẻ được gọi là ngoan ngoãn và nghe lời. Có thể thấy, trẻ con rất thích nói lại, khả năng xảy ra hành vi xấu là ít, cha mẹ dễ nuôi dạy chúng hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do trẻ dám nói lại, sẵn sàng phát biểu ý kiến, gặp khó khăn, việc không vừa ý là sẵn sàng đấu tranh cho nên ít khi sa ngã, không dễ bị tiêu cực lấn át.
Trẻ thích nói lại và lớn lên trở nên độc lập hơn
Trước đây, một số chuyên gia giáo dục đã chia trẻ 2-5 tuổi thành hai nhóm theo sức đề kháng của trẻ. Kết quả cho thấy hơn 80% trẻ có sức đề kháng mạnh có khả năng phán đoán độc lập mạnh mẽ khi lớn lên, trong khi trẻ có sức đề kháng yếu, chỉ 24% trẻ có khả năng độc lập mạnh mẽ sau khi lớn lên. Có thể thấy rằng, những đứa trẻ thích nói lại, những đứa trẻ không muốn nghe lời cha mẹ quá nhiều thì khi lớn lên chúng sẽ trở nên độc lập hơn. Điều này có thể là do những đứa trẻ thích đặt câu hỏi và sẵn sàng thách thức thế giới can đảm hơn và ít sẵn sàng phụ thuộc vào người khác hơn.
Khi giáo dục trẻ thích nói lại chúng ta cần chú ý điều gì?
Trước tình trạng trẻ thích nói lại, cha mẹ phải lưu ý những vấn đề sau để đạt được hiệu quả gấp bội:
Học cách đồng cảm và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của trẻ thơ. Cha mẹ giáo dục con cái luôn cảm thấy rằng họ có nhiều kinh nghiệm hơn, vì vậy họ có thói quen sử dụng tư cách người lớn tuổi và thái độ trịch thượng của mình để đưa ra những chỉ dẫn bắt buộc đối với con cái. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể khơi dậy sự chống đối lớn hơn từ bọn trẻ. Cha mẹ nên học cách đồng cảm khi giáo dục con cái và nhìn nhận vấn đề nhiều hơn từ góc độ của con cái. Để trẻ biết rằng cha mẹ đang cố gắng thấu hiểu và giúp đỡ mình thì không dễ nảy sinh tâm lý nổi loạn, dễ đạt được hiệu quả giáo dục tốt.
Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của bạn dành cho con cái. Khi con lớn lên, sự giáo dục lạnh nhạt của cha mẹ sẽ chỉ kéo con càng xa. Nếu con cái ở nhà thích nói lại thì cha mẹ phải nhẫn nhịn, để con cái cảm nhận được sự quan tâm, ấm áp của cha mẹ, hiểu được lòng tốt của cha mẹ thì con cái mới bằng lòng và chấp nhận sự giáo dục của gia đình.