Cô giáo cho bài tập tiếng Anh, trò gửi email trả lời với nội dung khiến người bình tĩnh nhất cũng... choáng: Không tin được đây là học sinh lớp 5

Hiểu Đan,
Chia sẻ

"Sốc nặng" là hai từ diễn tả đầy đủ cảm giác của cả giáo viên và phụ huynh khi nhìn thấy email của học sinh lớp 5.

Trong khoảng thời gian học online, không hiếm những câu chuyện học trò mắng chửi thầy cô giáo khiến dư luận bức xúc. Chẳng hạn, một sinh viên chửi thầy “có tài mà không có đức” cùng loạt từ ngữ thô tục khiến giáo viên đứng hình không thốt nên lời. Hay gần đây là clip lớp học online thuộc khối 9 cũng trở thành tâm điểm chú ý vì học sinh nam mắng cô giáo khi được yêu cầu bật camera lúc học.

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người, hành động phản cảm này hầu như chỉ xảy ra ở cấp 2, cấp 3 nơi các em học sinh đang ở lứa tuổi ẩm ương, thích thể hiện... còn ở lứa tuổi tiểu học ngây thơ, vô tư, xem những lời nói của thầy cô giáo là... chân lý, việc này hầu như không thể xảy ra. Vậy nên mới đây, khi một tình huống được giáo viên chia sẻ trong nhóm chat đã khiến ai nấy choáng váng vì không nghĩ những ngôn từ trong email lại là của học sinh lớp 5. 

Cô giáo chia sẻ: "Gửi phụ huynh, trong giờ học tiếng Anh sáng nay giáo viên đã hướng dẫn lại cho các con cách gửi bài qua mail và nhắc nhở các con cần nộp bài đầy đủ. Nhưng ngay sau tiết học, cô giáo nhận được email của một học sinh...".

Cô giáo cho bài tập tiếng Anh, trò gửi email trả lời với nội dung khiến người bình tĩnh nhất cũng... choáng: Không tin được đây là học sinh lớp 5 - Ảnh 1.

Phụ huynh chắc cũng không thể tưởng tượng đứa con bé tí ngày nào cũng chỉ biết ăn học lại có thể thốt ra những lời lẽ hỗn hào đến thế.

Trong bài, học sinh trả lời từng câu hỏi tiếng Anh bằng những lời lẽ thô tục như Đ.M, xưng tao mày... "Tao không thích học tiếng anh", "Tao cấm mày giao bài", "Mày là một con... ". Khỏi phải nói, với cương vị là một giáo viên, người cô người thầy ấy sẽ sốc và đau lòng đến thế nào. Còn phụ huynh chắc cũng không thể tưởng tượng đứa con bé tí ngày nào cũng chỉ biết ăn học lại có thể thốt ra những lời lẽ hỗn hào đến thế.

Hành vi đi ngược với truyền thống tôn sư trọng đạo của học sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bột phát hay đã kéo dài? Chỉ ở môn học này hay tất cả các môn học khác? Hoàn cảnh gia đình các em ra sao? ... trả lời các câu hỏi có thể phần nào biết được lý do sự phản kháng của đứa trẻ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hành vi chửi thề, nói bậy có nguyên nhân không nhỏ từ những thiết bị công nghệ và những thứ thượng vàng hạ cám xuất hiện trên những chiếc điện thoại với các mạng xã hội ngày càng phát triển ồ ạt và khó kiểm soát. Thậm chí, có em coi việc nói tục, chửi thề là “model” của thời đại hiện nay, thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình.

Cô giáo cho bài tập tiếng Anh, trò gửi email trả lời với nội dung khiến người bình tĩnh nhất cũng... choáng: Không tin được đây là học sinh lớp 5 - Ảnh 2.

Gia đình là nơi đầu tiên giúp hình thành nền móng về nhân cách, đạo đức cho học sinh. Trong đó, tạo nền tảng để các em nói lời hay, ý đẹp. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, gia đình là nơi đầu tiên giúp hình thành nền móng về nhân cách, đạo đức cho học sinh. Trong đó, tạo nền tảng để các em nói lời hay, ý đẹp. Muốn vậy, người lớn cần làm gương bằng cách không nói lời xấu, cộc cằn, thô lỗ với các em. Chúng ta phải nói chuyện được với người khác bao gồm bạn bè, người thân và con cái, một cách lịch sự nhất. Hãy nói chuyện bằng lời hay ý đẹp, từ đó con trẻ mới có người để học tập và noi gương.

Nếu chẳng may con lỡ nói tục, chửi thề thì uốn nắn, giúp con sửa chữa sai lầm bởi ngày qua ngày, mỗi ngày tích thêm một chút, cái tật nói bậy nó trở thành thói quen lúc nào không hay. Ở trường học, cần tăng cường những bài dạy về kỹ năng sống, ứng xử học đường, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói, học gói, học mở". 

Chia sẻ