Cô gái vừa đoạt chiếc HCV lịch sử cho điền kinh Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại món đồ mình đã làm rơi!

Min,
Chia sẻ

"Tại kỳ Asiad 2014 tại Incheon Hàn Quốc, tôi vô cùng hối tiếc vì mình đã làm hụt chiếc HCV, khi ấy bố tôi lại đang bệnh, tôi muốn mang chiếc HCV về cho ông, vậy mà không được. Năm nay tôi đã làm được. Như thể tôi tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi nên tôi thấy bình thường".

Trong khi cả nước đang vỡ òa niềm hạnh phúc khi đội tuyển bóng đá U23 của Việt Nam chính thức đặt chân vào vòng bán kết tại Asiad 2018 vào đêm qua thì đâu đó, vẫn có nhiều người dành chút thời gian để chúc mừng và tìm hiểu về một cô gái nhỏ nhắn có tên là Bùi Thị Thu Thảo. Bởi cô chính là người đầu tiên đánh dấu một cột mốc vàng son cho thể thao Việt Nam nói chung và bộ môn điền kinh nói riêng tại kỳ Asiad năm nay khi xuất sắc đoạt được tấm huy chương vàng danh giá về cho nước nhà, sau bao tháng ngày khổ luyện.

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 1.

Trả lời với chúng tôi, Thu Thảo dù vừa tạo nên kỳ tích nên cô vẫn giữ được nét bình thản, điềm đạm như thể tấm huy chương vàng này hoàn toàn đã nằm trong dự tính và kỳ vọng của cô nàng. Nó hoàn toàn không phải là một cái gì đó may mắn hay là "phép màu" như mọi người ca tụng.

Lý giải cho điều này, Thu Thảo nói: "4 năm trước, tại kỳ Asiad 2014 tại Incheon Hàn Quốc, tôi vô cùng hối tiếc vì mình đã làm hụt chiếc HCV, khi ấy bố tôi lại đang bệnh, tôi muốn mang chiếc HCV về cho ông, vậy mà không được. Năm nay tôi quyết tâm đoạt được nó, bằng nỗ lực của mình. Và tôi đã làm được. Như thể tôi tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi, nên tâm trạng không quá vui mừng. Tôi thấy bình thường!".

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 2.

Kể thêm một chút về gia đình và cơ duyên đến với bộ môn điền kinh, Thu Thảo nói, ngày trước gia đình cô khó khăn lắm, đến lúc thi một cuộc thi nhảy ở tỉnh, tài năng của cô mới được thầy Nguyễn Trọng Hổ (Phó đoàn thể thao Việt Nam, cựu HLV trưởng tuyển điền kinh quốc gia - PV) phát hiện và ngỏ ý muốn đào tạo để thi đấu chuyên nghiệp. Sự kiện cuộc đời này giống như mở ra cho Thu Thảo một lối đi giữa tương lai đang mờ mịt.

"Khi ấy, tôi rất sung sướng lắm, vì biết được Nhà nước nuôi thì gia đình cũng nhẹ gánh phần nào. Lại còn được đặc cách vào đại học nếu có thành tích. Nên từ đó tôi quyết tâm theo nghề này, bằng đam mê và cả áp lực trên đôi vai" - Thu Thảo bộc bạch.

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 3.

Từ đó, Thảo thường xuyên xa nhà để đi rèn luyện và thi đấu. Thời gian cô con gái bé nhỏ về thăm gia đình cũng thưa thớt dần. Nhưng bù lại, Thu Thảo cho biết, chính nỗi nhớ nhà cũng là một động lực để cô cố gắng. Thay vì thăm nhà, Thảo sẽ nỗ lực giành lấy mọi chiếc HCV ở mọi cuộc thi mình tham gia để bố mẹ tự hào và biết con gái của họ vẫn bình an và tràn đầy nhiệt huyết theo con đường đã chọn.

Ngoài bố mẹ, Thu Thảo còn tiết lộ, chồng và gia đình chồng cũng là người bạn đồng hành, là nguồn động lực rất lớn để Thảo cố gắng thêm từng ngày. Chồng cô nàng là một người tâm lý, hiểu vợ và luôn chiều vợ bằng mọi cách có thể. 

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 4.

Thảo khoe: "Anh chiều tôi lắm, và rất thích nấu cho tôi ăn. Thấy món gì mới, anh đều tìm hiểu và nấu cho tôi cho bằng được. May mắn là hai vợ chồng tôi cũng có sở thích giống nhau, nhất là trong việc ăn uống. Vậy nên anh hay mua và nấu toàn những món tôi thích ăn. Thậm chí, nhiều khi tôi trổ tài nấu ăn thì anh cũng giành rửa bát. Cả bố chồng tôi cũng thế. Ông thương các con nên luôn tạo điều kiện cho hai vợ chồng tôi ra ngoài chơi, việc nhà cứ để ông giúp".

Về chuyện con cái, Thu Thảo cũng không ngại ngần tiết lộ, hiện tại là hai vợ chồng cô nàng chưa có ý định sinh con, vì ngay từ đầu, hai vợ chồng xác định với nhau là sẽ đi theo nghiệp thể thao chừng nào đạt được vinh quang như mình mong muốn rồi mới tính tiếp. Gia đình chồng cũng chẳng thúc giục gì chuyện có cháu ẵm bồng, vì mọi người bảo hai vợ chồng đã lớn, tự quyết định tương lai của mình, khi nào muốn thì hẵng sinh.

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 5.

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 6.

Riêng về phần bố mẹ đẻ, thì có phần hơi ngược lại một chút. Bố mẹ Thảo mong muốn con gái sớm có con đi vì dù gì, thể thao cũng chỉ là một đoạn đường, còn làm mẹ, làm vợ lại là sự nghiệp của cả đời người phụ nữ. Nhưng ông bà nói vậy, chứ Thảo biết, cả hai rất lo lắng cho mình. Họ muốn con gái có được sức khỏe và sống một cuộc đời bình an thay vì cứ mải mê chạy theo thể thao.

"Bố tôi cho rằng thể thao chỉ có thời. Bố tin vào điều đó nên luôn lo lắng cho tôi. Bởi có đôi lần tôi chấn thương trở về nhà tĩnh dưỡng, bố thường là người đưa tôi đi đắp thuốc. Cũng lắm lúc gặp phải chấn thương nặng, chân sưng tấy không đi nổi, mẹ tôi còn phải cõng tôi vào nhà vệ sinh. Qua những lần đó, bố mẹ buồn và thương tôi nhiều hơn. Ông bà ông muốn tôi sống cuộc đời nhẹ nhàng một chút cũng là điều dễ hiểu" - Thu Thảo tâm sự.

Cô gái đoạt chiếc HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Tôi thấy bình thường, như tìm lại được một món đồ mình đã làm rơi! - Ảnh 7.

Nói thêm một chút về cá nhân mình, Thu Thảo lại hài hước tâm sự không ít lần tự cảm thấy mình quá "men". "Men" hơn nhiều phụ nữ bình thường. Nhưng rồi Thảo tự nhủ, con gái vốn yếu đuối mà đi theo thể thao, theo điền kinh, tập luyện quanh năm suốt tháng thì "men" cũng là chuyện thường. Và để bù đắp lại phần "nữ tính" trong mình, Thu Thảo cho biết cô nàng cũng hay dành thời gian làm đẹp, chăm sóc cho bản thân, đi mua váy áo xinh đẹp như bao chị em khác.

(Ảnh: FBNV)

Chia sẻ