Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết

MH,
Chia sẻ

Nhiều người thường có thói quen rút điện tủ lạnh khi không sử dụng. Vậy có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không?

Tết âm lịch là kì nghỉ lễ khá dài, rất nhiều người sẽ trở về quê nhà để đón năm mới cùng gia đình. Đặc biệt là các bạn sinh viên cũng đã bắt đầu bước vào kỳ nghỉ Tết, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu dọn dẹp phòng trọ về quê. Nhiều bạn thắc mắc rằng liệu có nên rút điện tủ lạnh không vì nghỉ lễ cũng khá dài, vừa tốn điện lại còn sợ có rủi ro cháy nổ.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bởi vì chi phí tiết kiệm được thì ít mà những ảnh hưởng đến chức năng của tủ lạnh thì rất nhiều, có khi còn phải tốn chi phí sửa chữa nữa.

Rút điện tủ lạnh có thể dẫn đến hư hỏng các linh kiện, khả năng làm lạnh và độ bền của tủ. Việc ngắt điện trong thời gian dài sẽ gây nên hiện tượng oxi hóa, xì thủng mọt giàn và tạo nên môi trường giúp vi khuẩn phát triển thành ẩm mốc vừa mất công vệ sinh vừa gây mùi khó chịu.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết  - Ảnh 1.

Vì lúc này quá trình lưu thông giữa môi chất lạnh không xảy ra nên các thiết bị bên trong tủ không được sấy, dẫn đến hiện tượng tủ bị mất tính tuần hoàn ổn định.

Ngoài ra trước khi ngắt điện, tủ lạnh không được vệ sinh sạch sẽ thì hơi nước sẽ ngưng tụ khiến các vi mạch điện cảm biến bị ẩm ướt và hư hỏng, dẫn đến suy giảm chức năng làm lạnh.

Vậy cách làm tốt nhất để tiết kiệm điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết là gì?

Thay vì ngắt điện bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ của tủ xuống mức thấp nhất. Nếu không dự trữ đồ ăn, khi tủ lạnh đạt đến nhiệt độ yêu cầu sẽ tự động ngắt điện nên sẽ không hao tốn quá nhiều điện năng mà lại không gây hư hỏng cho tủ lạnh.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết  - Ảnh 2.

Nếu bắt buộc phải rút điện tủ lạnh thì sau khi rút điện bạn nên lấy hết thực phẩm có trong tủ ra, chờ đến khi đá tan hết thì dùng khăn vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh.

Sau đó che tủ lại bằng một tấm vải cotton để tránh việc hơi nước lọt vào, gây hỏng hóc các linh kiện.

Bí quyết dùng tủ lạnh thông minh

1. Giải quyết nạn quá tải

- Chỉ nên mua thực phẩm đủ dùng trong vòng 2 – 3 ngày. Khi nào dùng hết mới mua, tránh mua mà không dùng vứt đi cũng phí, hoặc dùng thực phẩm quá hạn sẽ gây quá tải cho tủ lạnh đồng thời không tốt cho sức khỏe.

- Hãy làm sạch tất cả các thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Không để thực phẩm tươi sống chung với các thực phẩm chín, nên để đồ chín ở ngăn trên, đồ sống ở ngăn dưới.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết  - Ảnh 3.

- Các thực phẩm nên để trong bao nilon hoặc hộp kín. Với thực phẩm có mùi nên cho vào hộp đậy kín tránh bay mùi gây mòn tủ lạnh.

- Các thực phẩm nóng không nên để ngay vào tủ lạnh. Không nhồi nhét hay để thực phẩm quá sát nhau. Nên tạo khoảng cách để khí lạnh tuần hoàn tốt và thực phẩm nhanh lạnh.

- Lưu ý không để thực phẩm chặn ngang đường thổi khí lạnh ra vì nó sẽ dễ bị đông đá.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết  - Ảnh 4.

- Bạn nên dùng bao bì hoặc hộp chuyên dụng riêng để ngăn vi khuẩn, mùi hay nước từ thực phẩm này qua thực phẩm khác.

2. Nguyên tắc bảo quản thực phẩm

- Đồ ăn còn thừa bạn chỉ bảo quản ngăn mát từ 4 – 5 tiếng, nhưng đối với ngăn đông thì từ 3 – 4 ngày.

- Nên dùng hộp kín, chai thủy tinh để bảo quản thực phẩm là tốt nhất, bởi khi muốn rã đông có thể cho ngay vào lò vi sóng. Nếu dùng túi nhựa thì cần có chữ "BPA" để bảo đảm an toàn.

- Đối với thực phẩm tươi, rau củ quả nên rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào túi nilon mới đưa vào tủ lạnh. Nhiệt độ để bảo quản tốt nhất là 10 độ C.

Có cần rút điện tủ lạnh khi về quê ăn Tết không và bí quyết dùng tủ lạnh thông minh trong ngày Tết  - Ảnh 5.

- Với thịt cá cần rửa sạch, cắt từng miếng để tiện cho việc rã đông, cho vào túi nilon và để vào ngăn đông. Khi đã rã đông 1 lần thì không nên cho vào tủ lạnh nữa.

Gia vị nên bảo quản trong hộp, lon đậy kín và để ở ngăn cửa tủ lạnh. Thức uống nên để ở ngăn cuối cùng của cánh tủ.

Lưu ý, không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu sẽ mất đi chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.

3. Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

Một số loại thực phẩm như khoai tây, húng quế, cà chua, quả bơ, cà rốt, cải bắp, bánh chưng, bánh tét, xôi nếp, các thứ nặng mùi như sầu riêng, mít, mắm tôm…bạn có thể bảo quản ở ngoài, tại nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Chia sẻ