Cô bé 15 tuổi đau bụng kéo dài 6 tiếng, ấn tay cảm giác bụng căng cứng, người thân nghĩ rằng do béo phì nhưng hóa ra có khối u ác tính

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Thời điểm Tiểu Huyên đến bệnh viện, cô gái có dấu hiệu chướng bụng, đau bụng kéo dài, ấn tay cảm giác bụng căng cứng.

Tiểu Huyên (15 tuổi) sống tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Dạo gần đây, Tiểu Huyên có dấu hiệu chướng bụng, đau bụng kéo dài 6 tiếng nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Dương Hồng Ba, phó chủ nhiệm phụ khoa, bệnh viện Huai'an Maternity and Child Health Care Hospital, chia sẻ: "Thời điểm Tiểu Huyên đến bệnh viện, cô gái có dấu hiệu chướng bụng, ấn tay cảm giác bụng căng cứng, người thân cho rằng cô bé bị béo phì nên xem nhẹ, không chú ý bệnh tình của cô. Kết quả khám cho thấy, khoang bụng của Tiểu Huyên có một khối u ác tính rất lớn, được xác định là ung thư buồng trứng".

Cô gái 15 tuổi đau bụng kéo dài 6 tiếng , có khối u ác tính 20cm nhưng người thân cứ tưởng do mập - Ảnh 1.

Khoang bụng của Tiểu Huyên có một khối u ác tính rất lớn, được xác định là ung thư buồng trứng.

Bác sĩ thông báo Tiểu Huyên bị ung thư buồng trứng khiến bố mẹ cô gái vô cùng kinh ngạc, ngay cả bác sĩ Dương Hồng Ba cũng lâm vào tình cảnh khó xử : "Phương pháp điều trị chủ yếu là tiến hành phẫu thuật, nếu bệnh nhân không cần bảo toàn chức năng sinh sản của buồng trứng thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u trong phạm vi rộng. Tuy nhiên, Tiểu Huyên chỉ mới 15 tuổi, cô gái quá trẻ nên nhất định phải bảo toàn chức năng sinh sản của buồng trứng".

Bác sĩ Dương Hồng Ba và ê kíp phẫu thuật đã đánh giá trường hợp của bệnh nhân, bàn bạc với gia đình và thống nhất tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u, bảo toàn buồng trứng, giảm thương tổn xuống mức thấp nhất. Khối u sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân có đường kính 20cm, ca phẫu thuật được đánh giá là thành công tốt đẹp, không phát hiện dấu hiệu di căn, hiện tại tình trạng của Tiểu Huyên hồi phục tốt.

Cô gái 15 tuổi đau bụng kéo dài 6 tiếng , có khối u ác tính 20cm nhưng người thân cứ tưởng do mập - Ảnh 2.

Ca phẫu thuật được đánh giá là thành công tốt đẹp, không phát hiện dấu hiệu di căn.

Bác sĩ Dương Hồng Ba cho biết: "Hiện tại, bệnh ung thư buồng trứng đang có xu hướng trẻ hóa ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tôi đã điều trị cho nhiều bệnh nhân nữ có độ tuổi rất trẻ. Bệnh ung thư buồng trứng có thể phát triển ở mọi độ tuổi, khối u ung thư nằm sâu trong khoang chậu, giai đoạn đầu không có biểu hiện, nhưng thông qua kiểm tra siêu âm có thể phát hiện. Chị em phụ nữ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân".

Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ gồm 2 buồng trứng, chúng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương một hạt thị.

Chức năng của buồng trứng là sản xuất ra trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone. Hai loại nội tiết tố do buồng trứng tiết ra có tác động đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Và các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.

Các thể ung thư buồng trứng bao gồm:

Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất

Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại này ít gặp hơn ung thư biểu mô.

Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng

Bệnh ung thư buồng trứng cũng giống như đa phần các bệnh ung thư khác đều không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm, mà phải đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ ràng,

Tuy nhiên có thể thấy các dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm:

Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới.

Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.

Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang.

Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ.

Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đau khi quan hệ tình dục.

Theo Ettoday

Chia sẻ