Có 6 loại nước trong cơ thể rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, loại số 1 gây bất ngờ nhất
Có rất nhiều loại nước trong cơ thể, tuy nhiên trong đó có 6 loại nước vô cùng có lợi cho sức khỏe và không thể thiếu.
Theo các nhà sinh vật học, nước trong cơ thể người trưởng thành chiếm khoảng 60% -70% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% là nước trong não và tủy sống, ngoài ra còn có nước trong các tuyến bạch huyết và nước trong máu... Điều này cho thấy nước có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sức khỏe. Nhưng trong tất cả các loại, có 6 loại nước trong cơ thể vô cùng có lợi cho sức khỏe và không thể thiếu đối với bất kì ai.
1. Nước mắt: Nước giải độc cho cơ thể và tinh thần
Chảy nước mắt là phương pháp chính để mọi người trút cảm xúc, cũng là để cơ thể thực hiện việc giải độc thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu phát hiện, những người sau khi trút cảm xúc qua nước mắt, những suy nghĩ tiêu cực sẽ giảm xuống 40%.
Lợi ích của việc chảy nước mắt thích hợp:
- Ngủ ngon: Sau khi mọi người khóc xong, cảm xúc đã được làm dịu, rất dễ đi vào giấc ngủ và giúp chúng ta ngủ ngon hơn.
- Duy trì chức năng tim phổi: Khóc khiến chúng ta thường xuyên phải hít vào, điều này tốt cho tuần hoàn máu và hệ hô hấp.
- Giữ ẩm cho mắt: Khóc với lượng thích hợp, có thể ngăn ngừa ngứa và khô mắt.
2. Mồ hôi: "Thiết bị" điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể con người
Các tuyến mồ hôi giống như máy điều hòa không khí của con người. Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường và có thể duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Nếu tuyến mồ hôi của một người không hoạt động đúng chức năng, rất dễ dẫn đến sốt cao và làm tổn thương hệ thống tuần hoàn máu.
Lợi ích của việc đổ mồ hôi đúng cách:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Đổ mồ hôi có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Chống tăng huyết áp: Các mao mạch mở rộng khi đổ mồ hôi, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu và có thể làm giảm huyết áp.
- Làm đẹp: Đổ mồ hôi thích hợp có thể làm sạch lỗ chân lông và duy trì vẻ đẹp.
3. Nước bọt: Chất khử trùng cho miệng
Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
Vai trò chính của nước bọt:
- Tiệt trùng, bảo vệ răng và miệng: Nước bọt có thể bảo vệ nướu, rửa trôi các mảnh vụn thức ăn và ngăn ngừa sâu răng.
- Giúp tiêu hóa: Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không có nước bọt, cơ thể không thể phân hủy và tiêu hóa thức ăn một cách bình thường.
- Hoạt động tiêu diệt chất gây ung thư: Các enzyme tiêu hóa có trong nước bọt cũng có thể phá vỡ các chất gây ung thư trong miệng.
4. Nước tiểu: Phản ứng cho thấy cơ thể có khỏe mạnh hay không
Mặc dù nước tiểu là chất thải của cơ thể con người, nó cũng là một chất phản ứng để xác định xem cơ thể có khỏe mạnh hay không. Nước tiểu khỏe mạnh thường sẽ có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu thay đổi đột ngột, hãy cẩn thận bởi chứng tỏ cơ thể đang phát sinh bệnh.
Vai trò chính của nước tiểu:
- Chuyển hóa chất thải: Chức năng cơ bản nhất của việc đi tiểu là chuyển hóa chất thải trong cơ thể và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Duy trì nhiệt độ cơ thể và hạ huyết áp: Bằng cách đi tiểu, nhiệt độ của cơ thể có thể hạ xuống. Những người bị sốt cao cần uống nhiều nước để thúc đẩy đi tiểu và hạ nhiệt độ cơ thể. Một số loại thuốc hạ huyết áp cũng sử dụng nguyên tắc lợi tiểu để giúp hạ huyết áp.
- Kiểm tra tình trạng thể chất: Ngày nay ngành y tế thường sử dụng phương pháp kiểm tra nước tiểu để chẩn đoán tình trạng của cơ thể, ví dụ thông qua nước tiểu để biết phụ nữ có thai hay không.
5. Máu: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất thải của cơ thể
Máu có thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, còn có thể bài tiết chất thải ra ngoài. Nếu tuần hoàn máu không trơn tru, cơ thể sẽ có vấn đề. Tuần hoàn máu kém sẽ dẫn đến yếu tứ chi và trí nhớ kém, đồng thời dễ mắc bệnh tim mạch. Hãy chú ý giảm thiểu lượng dầu và lượng muối trong chế độ ăn uống, sẽ giúp lưu thông máu hoạt động tốt.
Vai trò chính của máu:
- Vận chuyển chất dinh dưỡng: Máu trong cơ thể chúng ta vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như đường và oxy, đồng thời cũng vận chuyển carbon dioxide sản phẩm chuyển hóa đến phổi để trục xuất nó ra khỏi cơ thể.
- Chức năng miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong máu có thể nhấn chìm và phân hủy các vi sinh vật ngoại lai và các tế bào mô già và chết trong cơ thể. Các kháng thể trong huyết tương như antitoxin và lysin có thể bảo vệ hoặc loại bỏ vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào cơ thể.
- Kiểm tra tình trạng thể chất: Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phân biệt các thành phần, và sau đó để chẩn đoán tình trạng của cơ thể, chẳng hạn như hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu,…
6. Dịch tiêu hóa: Thúc đẩy tiêu hóa
Dịch tiêu hóa bao gồm dịch mật, dạ dày và dịch tụy. Nó có thể tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả và duy trì các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Quá nhiều hoặc quá ít dịch tiết của dịch tiêu hóa có hại cho cơ thể.
Vai trò chính của dịch tiêu hóa:
- Dịch mật: Mật chủ yếu giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, và có thể thúc đẩy sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo.
- Dịch dạ dày: Nó có thể tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, kích hoạt pepsinogen, cung cấp môi trường axit cần thiết cho pepsin để phá vỡ protein, thúc đẩy sự hấp thụ sắt và canxi trong ruột non và gây ra sự giải phóng hormone như secretin sau khi vào ruột non.
- Dịch tụy: Nó là một chất lỏng tiêu hóa rất hữu ích trong cơ thể con người. Nó có thể tiêu hóa đường, chất béo và axit amin. Nó là một loại nước tiêu hóa đa chức năng. Điều quan trọng nhất là hầu hết các loại thức ăn trong cơ thể đều do dịch tụy tiêu hóa.
Nguồn Sohu