Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em cần tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin trong đời?

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Ngoài các loại vắc-xin được khuyến nghị tiêm theo độ tuổi, từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành, riêng với chị em phụ nữ, có những mũi tiêm vắc-xin mà chị em phải tiêm thêm để duy trì thể trạng, sức khoẻ tốt nhất.

Từ lúc chào đời cho đến khi trưởng thành, bất kì ai cũng phải có những mũi tiêm phòng cần thiết. Riêng với chị em phụ nữ, có những mũi tiêm vắc-xin mà chị em phải tiêm thêm để duy trì thể trạng, sức khoẻ tốt nhất. Bạn biết có bao nhiêu mũi tiêm phòng và đó là những mũi vắc-xin nào một phụ nữ nên tiêm trong đời hay không?

Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em phải trải qua bao nhiêu mũi tiêm vắc-xin trong đời? - Ảnh 1.

Những mũi vắc-xin cần thiết với phụ nữ nói chung

1. Vắc-xin cúm

Vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi năm, phụ nữ nên tiêm nhắc lại một lần mũi tiêm này.

2. Vắc-xin Tdap (Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà)

Bất cứ phụ nữ nào chưa từng tiêm 3 loại vắc-xin này đều nên bắt đầu tiêm càng sớm càng tốt. Sau đó nên tiêm nhắc lại định kỳ 10 năm một lần.

3. Vắc-xin viêm gan A (HAV)

Mũi tiêm này dành cho đối tượng có nguy cơ nhiễm viêm gan A. Nên tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng để mũi tiêm đạt hiệu quả tốt nhất.

Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em phải trải qua bao nhiêu mũi tiêm vắc-xin trong đời? - Ảnh 2.

4. Vắc-xin viêm gan B

Đối với phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, nên thử máu trước để kiểm tra khả năng miễn dịch. Nếu chưa có miễn dịch thì chị em nên tiêm một mũi. Sau 2 tháng, nên thực hiện một xét nghiệm miễn dịch khác. Nếu chưa phát hiện miễn dịch vào thời điểm này thì nên thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng 3 mũi. Sau đó nên xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng miễn dịch.

Nếu phản ứng miễn dịch được phát hiện chỉ sau 1 liều, điều này có nghĩa là bệnh nhân đã được tiêm loại vắc-xin này khi còn nhỏ. Nếu không phát hiện miễn dịch ngay cả khi đã tiêm đủ 3 mũi thì bệnh nhân thuộc nhóm kém hoặc không đáp ứng. Điều này đồng nghĩa với việc họ không đáp ứng với vắc-xin và cần hết sức cẩn thận để tránh lây nhiễm viêm gan B.

5. Vắc-xin HPV

Lịch trình 2 liều được khuyến nghị cho phụ nữ từ 9-14 tuổi. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đã trải qua quan hệ tình dục, trước tiên nên tiến hành kiểm tra để đảm bảo không bị ung thư cũng như có bất cứ vấn đề sức khoẻ nào. Nếu không, bạn có thể tiêm vắc-xin HPV. 

Đối với phụ nữ trên 14 tuổi nên tiêm tổng cộng 3 mũi. Vắc-xin HPV không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai vì vẫn chưa có đủ dữ liệu xác nhận sự an toàn cho thai nhi.

Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em phải trải qua bao nhiêu mũi tiêm vắc-xin trong đời? - Ảnh 3.

6. Vắc-xin quai bị và rubella

Những phụ nữ chưa có tiền sử tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch với rubella nên được tiêm phòng ít nhất một lần. Ngoài việc giúp ngăn ngừa bệnh cho mẹ, vắc-xin còn có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh rubella bẩm sinh ở trẻ sau sinh. Nhiễm rubella khi mang thai có thể gây ra nhiều bất thường ở trẻ như mù và điếc.

Điều quan trọng cần nhớ, phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 1 tháng sau khi tiêm loại vắc-xin đặc biệt này. Một số bác sĩ có thể đề nghị ít nhất 3 tháng tùy thuộc vào nhãn hiệu vắc-xin. Bạn có thể hỏi bác sĩ để biết chi tiết và khuyến nghị. Việc sử dụng biện pháp tránh thai rất cần thiết vì đây là vắc-xin sống giảm độc lực, có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

7. Vắc-xin thủy đậu

Hiện tại không có xác nhận rằng vắc-xin này an toàn trong thai kỳ. Các nghiên cứu cũng báo cáo vắc-xin làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và các vấn đề nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. 

Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con nên tránh mang thai sau tiêm 1-3 tháng. Tuy nhiên, các bà mẹ sau sinh có thể tiêm vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên trước khi xuất viện và liều thứ hai sau 6-8 tuần sau sinh.

Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em phải trải qua bao nhiêu mũi tiêm vắc-xin trong đời? - Ảnh 4.

8. Vắc-xin zona

Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên nên tiêm mũi vắc-xin này.

9. Vắc-xin viêm não mô cầu

Phụ nữ đang đi du lịch đến Châu Phi, Ả Rập Xê-út, đang có kế hoạch đi du học ở một quốc gia nơi bệnh viêm màng não mô cầu vẫn còn phổ biến có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Do đó chị em nên tiêm phòng trước khi đến những khu vực này.

10. Vắc-xin viêm phổi

Nên tiêm vắc-xin cho những phụ nữ có chỉ định y tế về nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao, cũng như những người hút thuốc hoặc mắc bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyễn), bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc rối loạn suy giảm miễn dịch. 

Người ta cũng khuyến nghị bất kỳ phụ nữ trên 50 tuổi khoẻ mạnh bình thường đều nên tiêm vắc-xin này.

Chuyện tiêm phòng của phụ nữ: Chính xác thì chị em phải trải qua bao nhiêu mũi tiêm vắc-xin trong đời? - Ảnh 5.

Vắc-xin cần tiêm khi mang thai

Ngoài những mũi vắc-xin được khuyến cáo chung cho phụ nữ, các chuyên gia khuyên, chị em khi mang thai cần tiêm thêm một số mũi quan trọng khác. 

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng. Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.  

Chia sẻ