Chuyện người đàn ông lấy cả chị lẫn em làm vợ
Dù không nổi tiếng trên chính trường nhưng Lý Dục - ông vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc lại được người đời nhắc tới nhiều bởi có hai hoàng hậu là chị em ruột của nhau.
Lý Dục sinh năm 937, tên thật là Lý Tòng Gia. Quê Lý Dục ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay. Người đời quen gọi ông là Nam Đường hậu chủ. Ông là đời vua thứ 3 và cũng là đời vua cuối cùng của triều Nam Đường.
Ông vốn là người minh mẫn, giỏi hội họa, tinh thông âm luật, thơ văn. Đặc biệt, ông có trình độ cao, lại nổi tiếng viết chữ đẹp. Nhiều bài thơ hoặc từ do ông sáng tác được lưu truyền rộng rãi, có sự ảnh hưởng đến ngày nay và được nhiều người yêu thích.
Có lẽ vì tâm hồn nghệ sĩ thấm sâu từ trong máu nên Lý Dục thực sự không muốn làm vua. Ông chỉ muốn làm một tài tử phong lưu, nay đây mai đó để thỏa cái chí nghệ sĩ của mình.
Tháng 6 năm 961, cha Lý Dục là Nam Đường Nguyên Tông qua đời. Bất đắc dĩ Lý Dục phải lên nối ngôi.
Điểm nhấn trong cuộc đời Lý Dục phải kể đến hai người vợ - 2 bà hoàng hậu tên là Châu Tường và Châu Vy. Họ cùng là con của quan Đại tư đồ Chu Tông - một trọng thần của Nam Triều.
Khi còn nhỏ, Châu Tường thường xuyên theo cha vào cung chơi. Không chỉ có nhan sắc xinh đẹp hơn người, người đẹp này còn tinh thông âm luật, giỏi múa hát, đọc thông sử sách, diễn kịch, đánh cờ, không có môn nào là không thông thạo.
Khi ấy, Nam Đường Nguyên Tông vừa nhìn thấy Châu Tường đã có cảm tình nên quyết định hỏi cưới nàng cho thái tử Lý Dục. Đám cưới của họ đã diễn ra khi Châu Tường mới 19 tuổi. Ít lâu sau, Lý Dục lên ngôi hoàng đế, lập Châu Tường làm hoàng hậu.
Người đời coi đây là một cặp trời sinh. Bản thân Lý Dục cũng rất vui vẻ, hạnh phúc khi có một người vợ vừa là mỹ nhân, vừa là tri âm tri kỷ. Tiếc thay, cuộc sống hạnh phúc của Lý Dục không kéo dài được bao lâu.
Ngày ngày, hai vợ chồng làm thơ, ca hát, chìm đắm trong men tình (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Khi Lý Dục lên ngôi được 4 năm, Châu Tường mắc bệnh nặng, phải nằm liệt giường. Thêm vào đó, sau cái chết của đứa con trai mới 4 tuổi, bệnh tình của nàng càng trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả những rắc rối mà người con gái đẹp này phải đối mặt. Đau đớn nhất phải kể đến việc Châu Tường phát hiện chồng mình và người em gái Châu Vy yêu nhau. Lý Dục còn viết rất nhiều bài thơ bày tỏ tình yêu lãng mạn của mình dành cho Châu Vy.
Trong phần “Hậu phi truyện” của sách “Nam Đường Thư Chiêu Huệ truyện” có ghi: Châu Tường thấy em gái xuất hiện trong cung giữa lúc mình bị bệnh nặng đã vô cùng sửng sốt.
Trong phần “Hậu phi truyện” của sách “Nam Đường Thư Chiêu Huệ truyện” có ghi: Châu Tường thấy em gái xuất hiện trong cung giữa lúc mình bị bệnh nặng đã vô cùng sửng sốt.
Châu Tường nghĩ: "Tại sao em gái vào cung thăm mình mà mình không hay biết?". Nghĩ vậy, Châu Tường dò hỏi Châu Vy: "Em vào đây từ lúc nào?". Khi ấy, Châu Vy mới 15 tuổi nên hồn nhiên đáp: "Em vào đây nhiều ngày rồi".
Nghe xong câu nói này của em gái, Châu Tường đã sáng tỏ mọi chuyện. Thêm vào đó, nghe những tin đồn về chuyện ngoại tình của hoàng đế Lý Dục và Châu Vy từng đến tai Châu Tường trước đây, nàng càng thêm chắc chắn về sự thật đau lòng này. Quá tức giận và tuyệt vọng, Châu Tường quyết quay mặt đi đến lúc chết nàng cũng không thèm nhìn chồng.
Vợ mất, Lý Dục tỏ ra vô cùng đau khổ. Mãi mấy năm sau, ông vẫn viết rất nhiều thơ, từ, văn tế, lập bia đá... tưởng niệm Châu Tường. Tuy nhiên, nhiều người cho đây chỉ là trò giả vờ của Lý Dục bởi cái chết của vợ chính là điều may mắn kịp thời để Lý Dục được thỏa lòng đến với người con gái ông đã thầm thương trộm nhớ từ lâu.
Năm 968, 3 năm sau khi Châu Tường qua đời, Lý Dục cưới cô em vợ xinh như hoa về làm vợ lẽ rồi lập làm hoàng hậu. Lúc ấy, Châu Vy mới 18 tuổi. Ngày ngày, hai vợ chồng làm thơ, ca hát, chìm đắm trong men tình.
Nhưng có lẽ cuộc đời tiếp tục "trêu ngươi" Lý Dục. Chẳng bao lâu sau khi cưới được vợ trẻ thì Triệu Khuông Dẫn (sau này là Hoàng đế khai quốc của nhà Tống) đem quân tới đánh chiếm Nam Đường. Năm 974, thành Kim Lăng bị phá vỡ, triều đại Nam Đường bị diệt vong.
Triệu Khuông Dẫn không cần mạng của Lý Dục nên đã cho giữ chức Vi Mệnh hầu. Còn Châu Vy được phong làm Trịnh quốc phu nhân - tức làm nô lệ của nước khác, chỉ cần nhẫn nhịn, biết an phận thì cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Thế nhưng, vợ chồng Lý Dục không làm được vậy. Và tai họa đã nhanh chóng ập xuống đầu họ.
Mùa đông năm 976, Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa - một kẻ háo sắc nổi tiếng - lên thay. Triệu Quang Nghĩa sớm thèm thuồng trước vẻ xinh đẹp của Châu Vy, lại có quyền thế trong tay nên liên tục cưỡng bức nàng.
Nghe xong câu nói này của em gái, Châu Tường đã sáng tỏ mọi chuyện. Thêm vào đó, nghe những tin đồn về chuyện ngoại tình của hoàng đế Lý Dục và Châu Vy từng đến tai Châu Tường trước đây, nàng càng thêm chắc chắn về sự thật đau lòng này. Quá tức giận và tuyệt vọng, Châu Tường quyết quay mặt đi đến lúc chết nàng cũng không thèm nhìn chồng.
Vợ mất, Lý Dục tỏ ra vô cùng đau khổ. Mãi mấy năm sau, ông vẫn viết rất nhiều thơ, từ, văn tế, lập bia đá... tưởng niệm Châu Tường. Tuy nhiên, nhiều người cho đây chỉ là trò giả vờ của Lý Dục bởi cái chết của vợ chính là điều may mắn kịp thời để Lý Dục được thỏa lòng đến với người con gái ông đã thầm thương trộm nhớ từ lâu.
Năm 968, 3 năm sau khi Châu Tường qua đời, Lý Dục cưới cô em vợ xinh như hoa về làm vợ lẽ rồi lập làm hoàng hậu. Lúc ấy, Châu Vy mới 18 tuổi. Ngày ngày, hai vợ chồng làm thơ, ca hát, chìm đắm trong men tình.
Nhưng có lẽ cuộc đời tiếp tục "trêu ngươi" Lý Dục. Chẳng bao lâu sau khi cưới được vợ trẻ thì Triệu Khuông Dẫn (sau này là Hoàng đế khai quốc của nhà Tống) đem quân tới đánh chiếm Nam Đường. Năm 974, thành Kim Lăng bị phá vỡ, triều đại Nam Đường bị diệt vong.
Triệu Khuông Dẫn không cần mạng của Lý Dục nên đã cho giữ chức Vi Mệnh hầu. Còn Châu Vy được phong làm Trịnh quốc phu nhân - tức làm nô lệ của nước khác, chỉ cần nhẫn nhịn, biết an phận thì cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Thế nhưng, vợ chồng Lý Dục không làm được vậy. Và tai họa đã nhanh chóng ập xuống đầu họ.
Mùa đông năm 976, Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa - một kẻ háo sắc nổi tiếng - lên thay. Triệu Quang Nghĩa sớm thèm thuồng trước vẻ xinh đẹp của Châu Vy, lại có quyền thế trong tay nên liên tục cưỡng bức nàng.
Đến Tết nguyên tiêu năm 978, Châu Vy bị đem vào cung. Đến tối, không thấy về nhà, Lý Dục suốt ngày trông ngóng nhưng lại không dám vào cung tìm. 15 ngày sau, nàng trở về trên một chiếc kiệu nhỏ với vẻ tiều tụy, xơ xác. Qua vài lời nói với chồng và tiếng khóc nức nở của nàng, Lý Dục đủ thông minh để hiểu chuyện gì đã xảy ra với vợ. Ông rất tức giận, đau khổ nhưng chẳng thể làm được gì.
Vào sinh nhật lần thứ 42, Lý Dục đã viết bài từ bày tỏ tình cảm tiếc thương dành cho giang sơn cũ. Bài từ này đã đến tai Triệu Quang Nghĩa khiến hoàng đế vô cùng tức giận, bèn ban rượu cho Lý Dục, trong đó có bỏ thêm thuốc độc.
Vào sinh nhật lần thứ 42, Lý Dục đã viết bài từ bày tỏ tình cảm tiếc thương dành cho giang sơn cũ. Bài từ này đã đến tai Triệu Quang Nghĩa khiến hoàng đế vô cùng tức giận, bèn ban rượu cho Lý Dục, trong đó có bỏ thêm thuốc độc.
Lý Dục uống xong lập tức đau nhức, co giật, nước mắt trào dâng và chết trong sự sợ hãi tột độ của người vợ xinh đẹp Châu Vy.
Sau khi tận mắt thấy chồng chết không lâu, không chịu được nỗi nhục nhã bị hãm hại, Châu Vy cũng tự sát theo chồng.
Sau khi tận mắt thấy chồng chết không lâu, không chịu được nỗi nhục nhã bị hãm hại, Châu Vy cũng tự sát theo chồng.