Chuyên gia trả lời: Tại sao kinh nguyệt có màu nâu và nó có nguy hiểm hay không?
Máu kinh nguyệt có thể chuyển sang màu nâu do phản ứng hóa học. Về cơ bản, kinh nguyệt có màu nâu có nghĩa là máu của bạn đã tiếp xúc với oxy trong một thời gian đủ dài để thay đổi màu sắc.
Tại sao kinh nguyệt trong ngày đầu kì kinh nguyệt có thể là màu nâu?
Trước tiên, bạn cần nắm được cơ chế kinh nguyệt của mình. Trong chu kì kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung của bạn phát triển và dày lên. Nếu trứng thụ tinh bám vào lớp lót tử cung, nó có thể bắt đầu nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Mặt khác, nếu bạn không có thai, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và chảy qua âm đạo tạo thành kinh nguyệt.
Kinh nguyệt có màu nâu có nghĩa là máu của bạn đã tiếp xúc với oxy trong một thời gian đủ dài để thay đổi màu sắc.
Kinh nguyệt có màu nâu là thế nào?
Christine Greves, thạc sĩ, một bác sĩ sản phụ khoa được chứng nhận tại Bệnh viện Bà mẹ Trẻ em Winnie Palmer chia sẻ với SELF: Kinh nguyệt chảy ra ở giai đoạn đầu chu kì thường là do chảy máu một chút.
Nếu lớp lót trong tử cung bong ra sớm và lượng kinh nguyệt chảy ra không nhiều thì có thể mất nhiều thời gian hơn để máu chảy qua đường âm đạo. Do vậy, nó sẽ có thêm thời gian để trộn với oxy. Đây gọi là quá trình oxy hóa và có thể làm cho máu kinh từ màu đỏ bình thường chuyển sang màu nâu. Trên đường ra khỏi âm đạo, máu nâu này sẽ hòa lẫn với dịch tiết thông thường, đó là sự pha trộn của dịch nhầy cổ tử cung và dịch âm đạo và tế bào, tùy thuộc vào thời gian của tháng. Kết quả là bạn sẽ thấy một chất dịch có màu nâu.
"Sau đó, ở những ngày tiếp theo, máu chảy ra nhanh hơn, nó có thể có màu đỏ hơn bởi vì nó không có nhiều thời gian để trộn lẫn với ôxy trên đường đi", bác sĩ phụ khoa ít xâm lấn tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor ở Dallas, giải thích.
Nếu bạn luôn thấy có dịch tiết màu nâu trước và/hoặc sau những ngày có kinh nguyệt nhưng không kéo dài thì hãy yên tâm.
Tại sao bạn lại thấy có máu màu nâu ở những ngày cuối của kì kinh nguyệt? Đó là vì những lớp niêm mạc còn sót lại trong máu kinh được đưa ra ngoài muộn hơn bình thương nên nó có nhiều thời gian bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu.
Nếu bạn luôn thấy có dịch tiết màu nâu trước và/hoặc sau những ngày có kinh nguyệt nhưng không kéo dài thì hãy yên tâm. Điều đó không có nghĩa là bất cứ điều gì đặc biệt liên quan đến sức khỏe của bạn.
Jonathan Schaffir, bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế Đại học bang Ohio Wexner, nói với SELF: "Nói chung, điều này là không có gì đáng lo ngại. Hãy coi nó là kết quả của một quá trình hóa học mà thôi".
Khi nào thì dịch âm đạo có màu nâu là nguy hiểm?
"Chảy máu giữa các chu kì kinh nguyệt có thể xảy ra nhưng thường là rất ít. Trong trường hợp ra nhiều, kéo dài và có màu nâu thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ", tiến sĩ Greves nói.
Trong trường hợp kinh nguyệt có màu nâu ra nhiều, kéo dài thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Chảy một chút máu giữa kì kinh nguyệt có thể là do rụng trứng hoặc do bạn mới mang bầu ở những tuần đầu tiên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không kéo dài. Trong trường hợp ra máu màu nâu kéo dài thì rất có thể do bệnh lý nào đó.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Fahimeh Sasan tại Mount Sinai, nếu tình trạng mất máu xảy ra giữa kỳ kinh một lần thì bạn không cần quá lo lắng về chúng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là khi áp dụng các biện pháp tránh thai, bạn cần khám bác sĩ ngay.
U xơ tử cung hoặc bệnh polyp cổ tử cung có thể gây chảy máu ngoài chu kì. Hai bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý và bạn cũng không cần lo lắng quá.
Nguồn: Self