Chuyên gia Nhật Bản được ví như "Marie Kondo" chỉ cách tìm thấy niềm vui với tiền - thứ khiến bạn căng thẳng nhất trong cuộc đời

Mai Thùy,
Chia sẻ

Không dễ gì cảm nhận sự hạnh phúc khi tiêu số tiền "mồ hôi sương máu" mà mình kiếm được. Nhưng qua hướng dẫn của vị chuyên gia Nhật Bản dưới đây, bạn có thể sẽ suy nghĩ khác.

Marie Kondo đã dạy người dân trên cả thế giới cách tìm thấy niềm vui trong việc dọn dẹp và sống ngăn nắp và giờ đây, một chuyên gia khác đến từ Nhật Bản cũng đã dạy mọi người cách tìm thấy niềm vui với một trong những thứ khiến bạn căng thẳng nhất trong cuộc đời: Tiền bạc.

Ken Honda là diễn giả chuyên nghiệp được trả lương cao nhất tại Nhật Bản. Các cuốn sách mà Ken Honda viết có chủ đề về sự giàu có và hạnh phúc đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng ngàn người có thể thực hiện được ước mơ nhờ vào thế mạnh của bản thân.

Bộ sách “Happy Life” của Ken Honda còn là bộ sách bán chạy nhất tại Nhật Bản và đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.

Cách tiếp cận của Ken Honda với vấn đề tiền bạc tương tự như những gì Kondo giảng về các vật dụng trong nhà. "Lo lắng về tiền bạc hay coi trọng tiền bạc, bạn không thể làm điều đó cùng một lúc. Nếu bạn bắt đầu coi trọng tiền bạc, bạn sẽ không cần lo lắng về tiền bạc nữa", Honda nói với Good Morning America.

Chuyên gia Nhật Bản được ví như "Marie Kondo" trong lĩnh vực tài chính chỉ cách tiêu tiền mà vẫn cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 2.

Marie Kondo.

Honda thành lập công ty riêng ở tuổi 21 và thành công đến mức có thể nghỉ hưu chỉ 8 năm sau khi con gái chào đời. Anh cho rằng thành công này là nhờ người cố vấn tài chính của mình. Đó chính là người đã dạy anh rằng hạnh phúc xung quanh tiền bạc là chìa khóa để kiếm được nhiều tiền hơn.

Đừng để tiền bạc làm khổ bạn. Tiền có thể là bạn của bạn và giúp bạn làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, bạn phải chuyển đổi mối quan hệ của mình với tiền", anh nói.

Honda đã viết cuốn sách mới nhất của mình có tên gọi là "Happy Money" cho khán giả với hy vọng thay đổi mối quan hệ của họ với tiền bạc. Đặc biệt là việc họ chi tiêu quá nhiều và sau đó căng thẳng về chuyện đó.

"Tôi nghĩ sự khác biệt là người Nhật tiết kiệm quá nhiều còn người Mỹ lại tiêu quá nhiều. Nó cũng giống như ăn kiêng, nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ trở nên to lớn và nếu bạn ăn quá ít, bạn sẽ trở nên gầy đi. Nó là sự cân bằng và mỗi người sẽ có sự khác nhau", Honda nói.

Điều quan trọng nhất trong cách tiếp cận của Honda là tập trung vào việc thể hiện lòng biết ơn đối với tiền bạc. Ví dụ, nếu bạn đang thanh toán hóa đơn thay vì phàn nàn hoặc căng thẳng hãy đánh giá cao chiếc hóa đơn mà bạn phải thanh toán đó sẽ mang lại cho bạn điện để thắp sáng và điều hòa không khí mát mẻ hơn. Tương tự như vậy khi tiền lương của bạn được gửi vào tài khoản ngân hàng, bạn cần đánh giá rằng tiền đã đi vào cuộc sống của bạn và giúp ích cho bạn như thế nào.

Tiền sẽ tăng giá nếu bạn học cách biết ơn nó

Chuyên gia Nhật Bản được ví như "Marie Kondo" trong lĩnh vực tài chính chỉ cách tiêu tiền mà vẫn cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 3.

Chán chường với hóa đơn thanh toán, học phí, tiền chi phí sinh hoạt không phải là cách bạn đối diện với tiền bạc. Hãy biến nó thành năng lực tích cực rằng bạn đang sử dụng tiền để mua những thứ hữu ích cho cuộc sống của mình. Ảnh minh họa.

"Tiền sẽ trở nên có giá trị hơn nếu bạn biết cách trân trọng nó", Honda nói. Một chìa khóa để thể hiện lòng biết ơn đối với tiền bạc là buộc bạn phải quan tâm đến tài khoản ngân hàng của mình, nhưng theo một cách tích cực hơn.

Bạn phải học về tiền, nếu không tiền sẽ kiểm soát bạn. Đối với nhiều người, tiền là một thứ đáng sợ, vì vậy nếu bạn muốn thay đổi điều đó, hãy nghĩ rằng 'Tiền là bạn của tôi", Honda giải thích.

Dưới đây là ba lời khuyên từ Honda để tìm kiếm niềm vui với tiền bạc:

- Luôn sử dụng cụm từ "Cảm ơn"

Honda cho biết triết lý của ông về tiền bạc có thể được đúc kết thành cụm từ đơn giản này. Điều đó chỉ có nghĩa là nói lời cảm ơn với tiền khi nó thuộc quyền sở hữu của bạn và khi nó biến mất khỏi tay bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang nói cảm ơn với công sức lao động của chính mình.

- Biết kiểm soát tiền bạc hạnh phúc và tiền không mang lại hạnh phúc

Theo Honda, có hai loại dòng tiền khác nhau trong cuộc sống của con người: Dòng tiền hạnh phúc và dòng tiền không hạnh phúc. Honda so sánh chúng với các dòng năng lượng.

Honda cho biết: “Tiền hạnh phúc là số tiền của một cậu bé 10 tuổi mua hoa tặng mẹ vào Ngày của Mẹ, bạn quyên góp cho một tổ chức từ thiện hoặc dành tiền cho các buổi học bóng đá của con mình. Khi bạn nhận và tiêu nó, bạn biết rằng sẽ gửi gắm được tình yêu, tình bạn và sự quan tâm tới người khác.

Tiền không hạnh phúc là khoản tiền cấp dưỡng mà bạn nhận được từ cuộc ly hôn không hạnh phúc, tiền từ công việc bạn ghét nhưng phải làm để kiếm sống hoặc tiền không muốn tiêu như thanh toán các hóa đơn chẳng hạn".

Theo Honda, chìa khóa của sự tự do tài chính là học cách đặt mình vào dòng tiền hạnh phúc. Cách thay đổi dòng tiền trong cuộc sống là một lần nữa quay trở lại với cách tạo dựng lòng biết ơn. Khi nói đến công việc, đánh giá cao công việc bạn làm và những người bạn làm việc cùng có thể làm chuyển đổi thành dòng tiền hạnh phúc. Tiêu tiền cũng vậy.

"Nếu bạn tìm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn hảo, cảm thấy thích thú, may mắn khi tìm thấy nó, bạn đang gia tăng dòng tiền hạnh phúc tích cực của mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy niềm vui và sự phấn khích đối với một dịch vụ hoặc sản phẩm và bạn thể hiện sự đánh giá cao của mình là bạn đang sử dụng đồng tiền một cách hạnh phúc", Honda viết trong cuốn sách của mình.

Chuyên gia Nhật Bản được ví như "Marie Kondo" trong lĩnh vực tài chính chỉ cách tiêu tiền mà vẫn cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

- Học cách tha thứ cho tiền bạc

Có thể bạn mất rất nhiều tiền vì sự cố hoặc rủi ro nào đó, có thể bố mẹ bạn không có tiền khiến bạn phải nghèo khó ở quãng đời tuổi thơ hoặc có thể bạn và đối tác tranh cãi về tiền bạc khiến ức chế trong cuộc sống. Cách tiếp cận của Honda là hãy tha thứ cho nó.

"Hãy tha thứ cho bản thân và cả tiền bạc nếu nó khiến điều gì đó trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy tưởng tượng tình huống chính xác mà tiền sẽ làm ảnh hưởng đến mình.

Chẳng hạn, khi còn nhỏ bạn sợ hãi về việc bố mẹ luôn tranh cãi về tiền bạc khiến họ phải ly hôn. Khi trưởng thành bạn lại dần hiểu được vì sao họ xích mích vì điều đó. Bạn có thể cảm nhận được tức là bạn bắt đầu có thể tha thứ cho nó. Hãy học cách xây dựng câu chuyện để hiểu những gì đang diễn ra ở nhiều khía cạnh".

Tầm quan trọng nhất mà bạn phải học được là cách tha thứ cho bản thân. Chúng ta đều mắc phải những sai lầm ngu ngốc, kể cả những triệu phú. Nhiều triệu phú phải mất tất cả tiền của họ mới có được thành công như ngày hôm nay. Hãy đừng đổ lỗi cho bản thân và dằn vặt, bạn cần đánh giá cao cuộc sống và tiền bạc mà mình đang sở hữu để giúp thoải mái hơn.

Theo Goodmorningamerica

Chia sẻ