Chuyên gia Đông y "bật mí" nhà nào cũng có húng chanh vào mùa đông thì chẳng khác gì có thuốc quý trong nhà
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá húng chanh chủ yếu chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là các hợp chất phenolic, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn cực mạnh.
Húng chanh - Vị thuốc quý chữa vô số bệnh thường gặp vào mùa đông
Không chỉ là một loại gia vị trong cuộc sống hàng ngày, húng chanh còn là một trong những loại rau có tác dụng chữa bệnh cực tốt. Húng chanh có nhiều tên gọi khác nhau như tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô. Húng chanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao tầm 20-25 cm, phần thân sát gốc hóa gỗ, lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn, 2 mặt lá có màu xanh lục nhạt.
Không chỉ là một loại gia vị trong cuộc sống hàng ngày, húng chanh còn là một trong những loại rau có tác dụng chữa bệnh cực tốt.
Loại cây này được sử dụng lâu đời trong dân gian với những công dụng chính như chữa cảm cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam…
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, húng chanh thực sự là thuốc quý vào mùa đông. Vào mùa đông, mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ nếu có trồng một cây húng chanh thì cũng chẳng khác gì có thuốc trị ho, cảm cúm... cực hiệu quả ngay tại nhà.
Trong Đông y, húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc đi vào 3 kinh tì, phế và vị có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, đổ mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. "Húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm. Sử dụng húng chanh để chữa ho, cảm cúm, viêm họng… thì cực tốt", lương y Bùi Hồng Minh nói. Do đó, có thể nói, đây là thuốc quý trong dân gian chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông.
Húng chanh được coi là thuốc quý trong dân gian chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá húng chanh chủ yếu chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là các hợp chất phenolic, thành phần chủ yếu là cavaron, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn cực mạnh. Colein chứa trong lá húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng, trong đó đặc biệt là các vi trùng ở vùng họng, mũi, miệng và đường ruột.
Các hoạt chất trong lá húng chanh có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch bằng việc ngăn chặn vi khuẩn hoặc các mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Chất chống viêm trong húng chanh có tác dụng làm giảm tấy đỏ, sưng do côn trùng đốt. Chưa hết, mùi thơm của loại cây này còn có tác dụng thư giãn, an thần nhẹ. Với người thường xuyên căng thẳng, ngửi lá húng chanh sẽ giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
Với người thường xuyên căng thẳng, ngửi lá húng chanh sẽ giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông từ húng chanh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, với những tác dụng được ghi nhận như trên, chúng ta có thể sử dụng húng chanh để chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm cúm, sốt, giải cảm, ho, viêm họng… mà không cần uống một viên kháng sinh nào. Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng kháng sinh cũng như xu hướng chữa bệnh nhờ thực phẩm, việc sử dụng những vị thuốc có sẵn tại nhà sẽ vừa giúp bạn khỏe mạnh, an toàn lại tránh những hậu quả đáng tiếc về lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông từ húng chanh:
Húng chanh chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm cúm, sốt, giải cảm, ho, viêm họng… mà không cần uống một viên kháng sinh nào.
- Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Lá húng chanh non đem giã nát, lấy nước cốt uống. Ngoài ra, bạn có thể giã nát, vắt lấy nước, cho thêm nước lọc để uống, mỗi ngày 2 lần như vậy. Có thể cho thêm ít đường cho dễ uống.
Với viêm họng, khàn tiếng, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc sau từ húng chanh: húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ đem hấp với đường phèn, hấp cách thủy, sau đó đem chắt lấy nước và uống từ từ. Bã ngậm trong miệng cho hết nước. Mỗi ngày, bạn chỉ cần làm một lần, làm liên tục 3-5 ngày để chữa khỏi hoàn toàn.
- Cảm sốt, không đổ mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gường tươi 5g, cam thảo đất 15g. Bạn thái nhỏ tất cả, đem sắc uống sẽ chữa hiện tượng cảm sốt không đổ mồ hôi.
- Chữa đau bụng: Lá húng chanh rửa sạch, lấy 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm và nuốt dần dần.
- Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10g, lá cây bỏng 10g, cả 2 loại lá này đem ép nước uống khi đi ngủ.
- Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.
- Trị ho thông thường, ho có đờm: 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh, đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, đem xay nhuyễn, thêm đường phèn vừa đủ rồi đem hấp cách thủy. Bài thuốc có thể trị ho cho trẻ nhỏ, cho bé uống 1-2 ngày sẽ hết ho.
Không giống như thuốc tân dược, các phương pháp trị ho từ dân gian cực kỳ an toàn và hiệu quả. Thế nhưng thuốc Đông Y khiến nhiều người có chút e ngại vì mất thời gian. Gần đây, công nghệ bào chế hiện đại đã giúp thuốc Đông Y có những cải tiến vượt bậc so với trước đây. Hơn nữa, vấn nạn kháng kháng sinh toàn cầu cùng những tác dụng phụ của thuốc tân dược đã khiến giới y khoa cũng như bệnh nhân quan tâm nhiều hơn đến các loại thuốc nam nói riêng cũng như thuốc có nguồn gốc thảo dược nói chung.
Ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của ho cảm, ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết và các chứng ho do viêm họng, viêm phế quản… bạn có thể sử dụng ngay thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ để chấm dứt những cơn ho khó chịu.
Khi sử dụng húng chanh hết sức lưu ý bởi lá và thân của loại cây này có nhiều lông, có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm.
Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, húng chanh mặc dù rất tốt để chữa bệnh thường gặp vào mùa đông nhưng lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả, tránh biến chứng cần tham khảo ý kiến của lương y, bác sĩ, người có chuyên môn. Đặc biệt là trị ho cho trẻ bằng húng chanh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi sử dụng húng chanh hết sức lưu ý bởi lá và thân của loại cây này có nhiều lông, có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng loại cây này vì chứa các thành phần hóa chất. Nếu có ý định sử dụng, nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.