Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Quang Vũ,
Chia sẻ

Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người đái tháo đường là giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến khó lường như hiện nay, dinh dưỡng còn phải giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.

Chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood Trần Thị Hồng Loan chia sẻ đái tháo đường phổ biến nhất là type 2, thường gặp ở những người dư cân, béo phì. Vì vậy, người đái tháo đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng.

Nguyên tắc điều trị đái tháo đường là phải giữ đường huyết ổn định, nên người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ngoài 3 bữa ăn chính cần có thêm ít nhất 2 bữa phụ. Ngoài việc ăn vừa đủ năng lượng theo nhu cầu, ăn cân đối năng lượng giữa các chất đạm, bột đường và béo, người bệnh phải chú ý bổ sung nhiều chất xơ để hạn chế sự hấp thu đường nhanh; nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp; hạn chế thực phẩm có chỉ số GI cao nhưng nếu thèm vẫn có thể ăn với lượng thật ít sao cho chỉ số tải đường (GL) thấp (dưới 10) và chỉ nên ăn chúng sau một bữa ăn có nhiều chất xơ.

Để tăng cường hệ miễn dịch, khẩu phần ăn của người bệnh cần đủ chất đạm, giàu các vitamin A, C, B, D, E; giàu các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, selen… và bổ sung các lợi khuẩn (có trong sữa chua); các hoạt chất sinh học có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa như: tỏi, gừng, nghệ, rau gia vị…

Tính nhu cầu năng lượng mỗi ngày dựa vào cân nặng lý tưởng (CNLT), giới tính và mức hoạt động thể lực với chỉ số khối cơ thể BMI lý tưởng (21-22). Công thức tính cụ thể: CNLT (kg) = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21-22.

Sau khi xác định CNLT, ta cần xem xét mức hoạt động thể lực và giới tính phù hợp theo bảng:

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 1.

Như vậy, người cao 1m6, cân nặng lý tưởng 56kg, nếu là nữ có mức lao động nhẹ thì nhu cầu năng lượng một ngày là: 56 x 25 = 1.400 kcal. Nếu là nam và mức lao động nhẹ thì nhu cầu là 1.680 kcal.

Thực đơn 1.400 kcal

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 1.

Có thể thay thế phở bằng các thực phẩm có lượng bột đường tương đương như: bún, mì, nui…; thay thế chất đạm từ thịt gà bằng thịt bò, thịt heo nạc, tôm… Đừng quên ăn kèm các loại rau, giá, tỏi, gừng… để bổ sung chất xơ và tăng sức đề kháng.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 2.

Cần bổ sung nhiều loại rau củ quả trong mỗi bữa ăn để vừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, vừa đảm bảo đủ chất xơ giúp ổn định đường huyết.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 3.

Cần ăn đa dạng, ít nhất 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày. Cần đổi món thường xuyên và đảm bảo cung cấp đủ đạm, đường, béo với tỷ lệ hợp lý.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 4.

Nếu người bệnh đang dùng insulin thì cần có bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm. Sữa, sữa chua không đường kèm trái cây hay hạt là lựa chọn lý tưởng. Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, có lợi cho hệ miễn dịch trong việc tăng sức đề kháng. Sữa rất cần cho người bệnh để cung cấp canxi phòng chống loãng xương.

Thực đơn 1.600 Kcal

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 5.

Người đái tháo đường càng tuyệt đối không được bỏ bữa sáng và nên duy trì thói quen ăn uống trong ngày vào những khung giờ cố định.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 6.

Đạm chính là nguyên liệu cần cho khối cơ và hệ miễn dịch. Người tiểu đường nên ăn lượng đạm vừa phải và nên cân bằng giữa đạm từ động vật và thực vật. Nếu có kèm biến chứng suy thận thì cần giảm đạm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 7.

Chất bột đường nên chọn loại có hàm lượng chất xơ cao, như gạo ít chà xát, gạo mầm, gạo lứt... Mỗi ngày nên ăn 300-400 gram rau củ và 200-300 gam trái cây tươi, ít ngọt, không chín muồi, nên chia đều trong các bữa ăn để làm chậm hấp thu đường.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thực đơn cho người đái tháo đường tăng sức đề kháng trong mùa dịch - Ảnh 8.

Diabet Care Diamond là sữa dinh dưỡng dành riêng cho người bị đái tháo đường, có GI rất thấp, được bổ sung Isomaltulose, Erythritol và chất xơ FOS/Inulin… giúp ổn định đường huyết, được bổ sung chất béo MUFA, PUFA, vitamin K2, D3 và Nano Canxi có lợi cho tim mạch và giúp phòng chống loãng xương. Sản phẩm có thành phần năng lượng thấp giúp kiểm soát cân nặng, có thể dùng cho các bữa phụ hoặc thay thế các bữa chính.

Diabet Care Diamond là giải pháp dinh dưỡng đặc chế cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường đến từ Chuyên Gia Dinh Dưỡng NutiFood với các công dụng:

- Ổn định đường huyết

- Củng cố đề kháng.

- Tốt cho tim mạch

- Ngăn ngừa táo bón

- Giảm nguy cơ loãng xương (bổ sung NANO CANXI)

Diabet Care Diamond, nay đã có sữa bột pha sẵn, bổ sung dược liệu ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO nhằm tăng cường hỗ trợ củng cố đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi thường gặp ở người bệnh.

Diabet Care Diamond mang đến cuộc sống vui khỏe mỗi ngày cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

Công ty CP Thực Phẩm Dinh Dưỡng NutiFood, 281-283 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP.HCM

Điện thoại: (028) 38 255 777

Chia sẻ