Chuyên gia chỉ rõ 3 tiêu chí giúp phụ huynh phân loại môi trường học cho con: Tìm phụ huynh có chung quan điểm giáo dục cũng rất quan trọng
Sau khi chọn trường cho con, sẽ có những dấu hiệu để cha mẹ biết con có phù hợp với môi trường đó hay không.
Chọn được ngôi trường phù hợp cho con không phải là điều đơn giản. Từng có rất nhiều phụ huynh phải cho con chuyển ngang giữa năm học vì môi trường học tập tuy tốt, nhiều thầy cô giỏi,... nhưng lại không phù hợp với thiên hướng, tính cách của con.
"Trường hiện đại, cơ sở vật chất xịn sò, nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng con tôi đi học không thấy vui, ngày nào về cũng uể oải, mất tinh thần" , đây là chia sẻ thật của một phụ huynh có con đang học cấp 2 một trường tư thục ở Hà Nội. Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để chọn được môi trường học tập thật sự phù hợp với con, để mỗi ngày đi học là một ngày vui? Con thực sự yêu thích việc học, muốn tiếp thu kiến thức tự nhiên chứ không phải cố gắng làm vừa lòng cha mẹ, thầy cô?
Mới đây, chủ đề này đã được thảo luận trong ngày hội trải nghiệm Open day ở trường Hanoi Toronto School (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Chuyên gia giáo dục Nhạn Nguyễn, người có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý cấp cao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là mẹ của 2 cậu con trai cá tính đã có những phân tích, chia sẻ.
Chuyên gia cho biết, việc chọn trường cho con vừa dễ vừa khó vì phụ thuộc vào tiêu chí của ba mẹ. Nếu ba mẹ chỉ đơn giản tìm cho con một ngôi trường học gần nhà để việc đưa đón thuận tiện, chỉ cần đi một vòng quanh nhà thấy ngôi trường nào phù hợp thì tìm hiểu cho con học.
Có những tệp phụ huynh không chỉ muốn môi trường học thuận lợi mà còn quan tâm chất lượng của ngôi trường đó. Phụ huynh này sẽ đưa ra những tiêu chí để tìm kiếm trường cho con ngay từ đầu hoặc cũng có thể tìm sự đồng thuận, khuyên bảo từ phụ huynh khác.
Còn có những tệp phụ huynh không có tiêu chí nào và thường đi theo đám đông, có người tư vấn là tốt thì sẽ đi theo.
Và cũng có những phụ huynh lại tìm kiếm thông tin trường học dựa trên cá tính của riêng của con họ như con có phải là đứa trẻ hướng ngoại, dễ hòa nhập hay là đứa trẻ cần giáo viên hỗ trợ khi chuyển sang trường mới.
Trẻ nhỏ cần kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thích nghi với môi trường mới. Vì vậy, có những trẻ kỹ năng đã phát triển dễ hòa nhập nhưng có những trẻ chưa nổi bật thì phụ huynh phải tìm hiểu để chọn đúng môi trường cho con.
Theo chuyên gia Nhạn Nguyễn, có những tiêu chí giúp phụ huynh phân loại môi trường học cho con dễ dàng .
- Thứ nhất phụ huynh cần môi trường mở, con dễ hòa nhập thì đặt ra đây là tiêu chí hàng đầu.
- Thứ hai là chất lượng giáo dục. Lớp học đó có bao nhiêu bạn, những bạn học là gì, giáo viên dạy bao nhiêu học sinh... Một lớp học công lập thường 40-60 học sinh, trường tư từ 30-40 học sinh và trường quốc tế thì dưới 25 học sinh. Sĩ số lớp có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và môi trường giao tiếp của con không? Câu trả lời là có vì liên quan trực tiếp đến việc cá nhân hóa trải nghiệm giáo dục từng học sinh. Đó là điều phụ huynh nên tìm hiểu để đặt ra trong bộ câu hỏi khi tìm trường cho con.
- Thứ ba , cha mẹ muốn con nhận được trải nghiệm giáo dục với các bạn tương đồng thì cha mẹ cũng gặp được nhưng phụ huynh tương đồng với quan điểm giáo dục của mình. Ví dụ, phụ huynh đến với môi trường mà tất cả phụ huynh khác hỏi quan điểm của trường là gì, chất lượng ra sao, chương trình ngoại khóa như thế nào, sự phát triển cá nhân của con, phụ huynh có được hướng dẫn đồng hành cùng trường... phụ huynh sẽ gặp những tệp như vậy.
Sau khi chọn trường cho con, sẽ có những dấu hiệu để cha mẹ biết con có phù hợp với môi trường đó hay không. Phụ huynh có thể đánh giá dựa trên những dấu hiệu sau:
- Thứ nhất: Biểu hiện con phát triển tâm-thể-trí, biểu hiện hàng ngày như con yêu thích đi học, nhắc đến trường rất phấn khích thay vì hàng ngày nhắc nhở bây giờ tự giác thay quần áo đi học. Sự thay đổi của con trong sự trưởng thành là thành công lớn nhất của giáo dục dù giáo dục nào.
- Thứ hai: Trong lúc nói chuyện con có trình bày logic không hay là quên uyển ngữ và thiếu ngôn từ lịch sự.
- Thứ ba: Bố mẹ muốn con sau này là cô bé, cậu bé quốc tế hay là Việt Nam. Bố mẹ phải có định hướng cho con từ đầu. Việc đo lường biểu hiện hành vi, cách thức, đề xuất của con cũng chỉ là một cách.