Chứng ợ nóng, khó tiêu - Khó nói nhưng không khó trị
“Nhăn nhó như bánh đa nhúng nước” là câu mà chị Đinh Khánh An (26 tuổi, TP.HCM) hay được nhận xét trong những lần tiệc tùng cùng đồng nghiệp. Các cơn ợ nóng rồi lại ợ chua, lồng ngực nóng rát… khiến chị thấy mình như bị “ra rìa” khỏi những cuộc vui với bạn bè công sở.
Mỗi khi căng thẳng là bị ợ nóng
Là một người giao thiệp rộng và thường xuyên làm việc với khách hàng, những buổi tiệc hay bữa ăn cùng đồng nghiệp đã trở thành một phần trong cuộc sống văn phòng của chị Khánh An. Tuy nhiên gần đây, việc các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nghẹn ở cổ… liên tục xảy ra khiến chị ăn uống kém ngon đi hẳn. Ngay cả với những món khoái khẩu đầy gia vị như hải sản hay món nướng, chị An cũng chỉ đành ngậm ngùi gác đũa, cười trừ rồi cáo lui vì cảm giác đầy hơi, buồn nôn thường xuyên ập tới. Bị trách chưa “hết mình” với anh chị em, biết mình ảnh hưởng đến không khí xung quanh đang vui vẻ, chị ái ngại vô cùng.
Đặc biệt, những khi uống không đủ nước, làm việc nhiều, căng thẳng, bỏ bữa sáng hoặc trưa để kịp tiến độ công việc… chị Khánh An lại bị căn bệnh hành hạ đến mệt mỏi. Cuộc sống mất vui, tinh thần đi xuống, muốn bày tỏ với mọi người mà bản thân chị thấy thật khó nói.
Nhưng không khó trị
Theo các chuyên gia, Khánh An đang có những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD, vốn rất phổ biến với những người làm công sở. Do đặc thù công việc ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, thường xuyên: thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, các món ăn nhiều gia vị… nên đối tượng văn phòng có nhiều nguy cơ mắc GERD.
Trong nhiều trường hợp, GERD không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc, niềm vui trong cuộc sống. Thậm chí, từ stress, mệt mỏi, ăn uống khó, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản mạn tính có thể gây biến chứng như viêm, loét thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Về lâu dài, để ngăn ngừa GERD, theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Phó trưởng khoa Tiêu hoá gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khuyên mọi người nên ăn uống sinh hoạt điều độ, không uống rượu bia, hút thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể cân đối… Những người đang mắc bệnh thì không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít đồ cay nóng, đồ béo, tránh ăn khuya và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng… Ngoài ra, nên đi khám để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng, gây khó khăn trong điều trị sau này. Bên cạnh đó, các loại thuốc chứa chất Sodium Alginate cũng giúp làm giảm tức thời các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Bạn thường có thói quen sinh hoạt, ăn uống không ổn định, hoặc đang mắc phải các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá? Hoặc bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm có chứa Soldium Alginate? Từ nay đến hết 20/1/2015, hãy truy cập vào http://traonguocdadaythucquan.alobacsi.vn/ để đặt câu hỏi và được bác sĩ Lưu Phương trực tiếp tư vấn. |