Chùm ảnh động đầy vi diệu khiến người xem thót tim

Cẩm Ly,
Chia sẻ

Nếu bạn cho rằng các thí nghiệm khoa học thật nhàm chán, tẻ nhạt và rắc rối thì có lẽ bạn sẽ nghĩ lại sau khi nhìn thấy những hình ảnh đáng kinh ngạc này.

anh-dong-khoa-hoc
1. Giật mình chưa, lỡ cúi mặt vào đó mà nhìn thì coi như bị "ăn đấm" rồi. Thực ra đây phản ứng khi kết hợp giữa axit sulfuric đậm đặc và p-nitroaniline.

anh-dong-khoa-hoc
2. Bỗng chốc đâu ra một chiếc ghế bành, thật quá vi diệu.

anh-dong-khoa-hoc
3. Cận cảnh chuyển động của một quả bóng đánh golf khi bị va vào một mặt phẳng.

anh-dong-khoa-hoc
4. Đây là cách phát tán hạt của cây bông móng tay (Impatiens capensis). Khi quả đến độ trưởng thành, vỏ quả sẽ diễn ra một phản ứng vận động và nổ chỉ cần một tác động nhỏ bất kỳ bên ngoài và năng lượng này phân tán các hạt ra ngoài môi trường một cách xa nhất có thể.

anh-dong-khoa-hoc
5. Đây là hiện tượng khi bạn cho hai que sắt vào dung dịch đồng sunfat.

anh-dong-khoa-hoc
6. Đây là những gì xảy ra khi phản chiếu ánh sáng Mặt Trời vào một điểm trên bề mặt một miếng sắt. Khi nhiệt độ tăng đến một mức nhất định, nó đã khiến miếng sắt mềm nhũn và tan chảy thành dạng lỏng.

anh-dong-khoa-hoc
7. Nếu dùng chai đậy lên những cây nến được thắp trên một quả trứng thì ngay lập tức quả trứng sẽ bị vỡ và một phần của quả trứng sẽ tự động bị hút vào chai.

anh-dong-khoa-hoc
8. Dù ngọn lửa đã tắt những làn khói bốc lên từ ngọn nến vẫn có thể bắt lửa một cách thần kỳ.

anh-dong-khoa-hoc
9. Một cục pin 9V có thể đốt cháy không? Đừng khinh thường nhé, nó có thể thiêu rụi một khối len thép lớn gấp nhiều lần nó đấy.

anh-dong-khoa-hoc
10. Đây gọi hiệu ứng domino khi 100 quả bóng bị chiếu tia laser.

anh-dong-khoa-hoc
11. Công nghệ in 3D từ tế bào gốc giúp con người tạo ra các bộ phận thay thế trên cơ thể người như xương, nội tạng...

anh-dong-khoa-hoc
12. Đã khi nào bạn chơi bóng nước chưa? Đây là hình ảnh cận cảnh được tua chậm khi bạn ném một quả bóng nước vào mặt của đối phương đấy. Quả là một cảnh đáng xem đúng không.

anh-dong-khoa-hoc
13. Còn đây là hình ảnh khi một phi hành gia chảy nước mắt trong môi trường không trọng lực. Nước mắt không rơi xuống như ở trong một trường trọng lực của Trái Đất mà tích tụ lại thành một bọc nước dưới vầng mắt. 

anh-dong-khoa-hoc
14. Ánh sáng huỳnh quang phát lên là nhờ phản ứng giữa chất Luminol với oxy.

anh-dong-khoa-hoc
15. Chỉ một sai sót trong quá trình xả áp cũng khiến cả khối sắt khổng lồ bị hủy hoại.

anh-dong-khoa-hoc
16. Con quái vật nào đây? Là đất sét ma thuật đấy! Trong đất sét có thêm bột oxit sắt và các oxit sắt trong đất làm cho chúng lao theo một thỏi nam châm như một sinh vật sống thực sự.

anh-dong-khoa-hoc
17. Hiện tượng này được gọi là "Đệm lượng từ", một kỹ thuật làm cho một vật bay lơ lửng trong không khí. Kỹ thuật vô cùng độc đáo này được các nhà khoa học phát hiện năm 2011. Thí nghiệm được tiến hành trên một chiếc bàn nam châm cùng một quả bóng băng xốp được phủ một nửa micromet chất siêu dẫn điện. Do lớp siêu dẫn bao bọc quả bóng nên một số từ trường bị giữ lại bên trong nó và làm cho quả bóng bay lơ lửng trên không trung.

anh-dong-khoa-hoc
18. Bạn có tin dây chun có thể bóp nát quả dưa hấu không? Có đấy, tất nhiên là không phải một mà là với "500 anh em nhà" dây chun. Cuộn dây chun được quấn vào giữa quả dưa hấu để tăng áp lực bên ngoài, ép nước bên trong dưa hấu sang hai bên, tăng áp lực đối với những khu vực khác, từ đó, đến một mức độ nhất đinh, quả dưa hấu đã bị bóp nát tanh bành. 

anh-dong-khoa-hoc
19. Khi nhiệt độ xuống thấp ở một mức nhất định, nước có thể hóa băng ngay sau khi tiếp xúc với không khí.

anh-dong-khoa-hoc
20. Phản ứng "Kem đánh răng của voi" được tạo nên từ Hydrogen peroxide (nước Oxy già) và potassium iodide (tên khác là Kali Iotđua- muối iot). Khi trộn chúng với nhau, một luồng bọt trắng khổng lồ sẽ xuất hiện.

anh-dong-khoa-hoc
21. Nung chảy một khối kim loại bằng sức từ.
  
(Nguồn: Tổng hợp)
Chia sẻ