Chùm ảnh đáng báo động cho thấy thế giới đang bị ô nhiễm không khí như thế nào
Chưa bao giờ tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới lại đang ở trong tình trạng đáng báo động như hiện nay. Đặc biệt, có nhiều thành phố đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ
Đầu năm 2016, Ấn Độ áp dụng chính sách xe cộ lưu thông trên đường luân phiên ngày chẵn - lẻ theo biển số xe. Chính sách này áp dụng từ 8 giờ sáng cho tới 8 giờ tối và không áp dụng vào ngày Chủ Nhật.
Chính phủ Qatar đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở nước này.
Thành phố Hazaribagh, Bangladesh
Thành phố Mexico, Mexico
Những ngôi nhà cao chọc trời bị bao phủ bởi khói bụi ô nhiễm.
Ít ai biết rằng Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.
Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.
Tỉ lệ thành phần bụi mịn ở thủ đô New Delhi cao gấp 10 lần mức báo động do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.
Chính quyền thành phố New Delhi (Ấn Độ) vừa ra quyết định áp thuế khí thải đối với tất cả các loại xe tải và xe thương mại khi vào thành phố này để nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Sự gia tăng mạnh lượng xe ô tô là nguyên nhân chính khiến Bắc Kinh ô nhiễm nặng nề. Dù chính quyền có những quy định nghiêm ngặt, nhưng mỗi năm thành phố này có thêm gần 800.000 chiếc.
Doha, thủ đô của Qatar
Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn.
Vào tháng 11/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đã tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10/12/2015. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy.
Với mức độ ô nhiễm không khí đáng báo động, Bắc Kinh đã phải đóng cửa nhiều nhà máy, hạn chế các công trình xây dựng.
Ngoài hệ thống sưởi ấm, tại hầu hết các gia đình ở Bắc Kinh đều trang bị thêm các máy lọc không khí, dù chi phí khá đắt đỏ.
Còn ra ngoài đường thì vật gần như bất ly thân là chiếc khẩu trang và chỉ đi ra đường khi có việc hay đi làm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Doha hiện là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Trong một báo cáo mới đây, chính phủ này cho biết nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở nước này là do tình trạng ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ cũng như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao.
Ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ ở nước này là nguyên nhân chính khiến cho mức độ ô nhiễm không khí ở đây ngày càng trầm trọng.
Những công trường bụi mù khiến không khí xung quanh ngột ngạt hơn.
Chính phủ Qatar đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở nước này.
Người dân ở Doha đang phải sống trong khói bụi ô nhiễm nặng nề.
Thành phố Hazaribagh, Bangladesh
Gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da được đăng ký ở Bangladesh nằm trên diện tích đất 25 hectare ở Hazaribagh thuộc thủ đô Dacca của Bangladesh luôn "nhả khói" ra không khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại.
Theo báo cáo của WB, ô nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người Bangladesh hàng năm. Một số liệu khác cho thấy, gần bảy triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn; hơn một nửa trong số đó là trẻ em.
Một khu thuộc da ô nhiễm nghiêm trọng ở thành phố Dhaka, Bangladesh.
Khói độc được xả vô tư lên bầu không khí.
Trẻ em nơi đây phải sống trong môi trường không khí ô nhiễm nặng nề.
Từ những năm 1980, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Trong những năm 90, Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.
Ngày nay, một số chất trong không khí ở thành phố này đã giảm nồng độ ô nhiễm như Cacbon mônôxít (CO), sulfur dioxide (SO2) và nitrogen dioxide (NO2). Nồng độ hiện tại của các chất ô nhiễm ở thành phố Mexico được cho là tương đương với Los Angeles, nhưng “trận đấu” vẫn tiếp tục, đặc biệt là nồng độ ozone của thành phố.
Làn khói bụi bao trùm lên thành phố hiện đại và sôi động này.
Người dẫn mỗi khi ra ngoài lại phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.
Những ngôi nhà cao chọc trời bị bao phủ bởi khói bụi ô nhiễm.
Một góc của thành phố chìm trong khói.
Thủ đô Ulan Bator
Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là do mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mông Cổ thường xuyên phải đốt than để nấu nướng và sưởi ấm.
Dựa vào bảng đánh giá chất lượng không khí theo thời gian thực (AQI) thì không khí hiện giờ ở đây ô nhiễm ở vào mức độ cao nhất - nghĩa là đang ở mức báo động và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở thủ đô của Iran.
Thành phố chìm trong làn khói ô nhiễm độc hại.
Ô nhiễm ở thủ đô Ulaanbaatar.
Nhiệt độ dưới mức đóng băng trong thời gian dài ở Mông Cổ vô tình khiến cho nơi đây bị ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu.
Thủ đô Tehran, Iran
Khoảng 5 triệu xe hơn và 5 triệu xe mô tô không đạt tiêu chuẩn về môi trường là thủ phạm chính trong việc gây ô nhiễm gây cái chết cho hàng ngàn nạn nhân mỗi năm tại thủ đô cũng như ở các thành phố lớn.
Theo số liệu chính thức, trong 16 năm gần đây, trung bình mỗi năm Téheran được 219 ngày có không khí trong lành. Với số lượng xe gia tăng hiện nay, ít có hy vọng tình trạng này được cải thiện nhanh chóng.
Những năm gần đây, Quốc hội và Chính phủ Iran luôn nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô, như ban hành luật khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch và thay thế xe cũ bằng các loại xe mới ít thải khí độc hại. Chính phủ Iran dự kiến thực thi các chính sách nhằm giãn mật độ dân cư và các nhà máy công nghiệp hoạt động ở thủ đô, nơi dân số đã lên tới 8 triệu người.
Hàng triệu chiếc xe hơi cũ kỹ thải khí gây ô nhiễm trầm trọng ở Iran.