Chức năng của các cơ quan bên trái cơ thể - P2
Những cơ quan bên trái cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người.
7. Tai trái
Là một cơ quan bên trái cơ thể, cũng giống như tai phải, tai trái giúp chúng ta “dịch” được vô số âm thanh xung quanh mình. Bên cạnh việc nghe âm thanh và chuyển đổi chúng thành những thông điệp có ý nghĩa, tai còn có nhiệm vụ duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể.
8. Phổi trái
Phổi đảm nhận chức năng hô hấp. Không khí đi qua khí quản vào phổi thông qua phế quản. Phổi bên trái nhỏ hơn phổi bên phải vì phổi trái phải “chia sẻ” vị trí với trái tim ở lồng ngực trái. Phổi trái được chia thành hai thùy: thùy trên và thùy dưới, thùy phải được chia thành ba thùy: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí - đây là chức năng chính của phổi
9. Ngực trái
Ngực của phụ nữ phát triển hơn ở nam giới, đảm nhận chức năng tiết sữa mẹ để nuôi con. Estrogen và progesterone là kích thích tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngực. Trong một số thời kỳ, ngực có sự thay đổi hình dạng và kích thước, ví dụ trước kỳ kinh nguyệt hay trong thời gian phụ nữ mang thai. Thường thì ngực trái và ngực phải không cân nhau. Theo nhiều nghiên cứu, ngực trái thường có kích cỡ lớn hơn ngực phải.
Ảnh minh họa
10. Thận trái và tuyến thượng thận trái
Đây là hai bộ phận nhỏ có vai trò như cái máy lọc của cơ thể, có thể lọc chất độc và các chất thải khác ra khỏi cơ thể. Một trong hai quả thận nằm ở bên trái của cơ thể, thận trái nằm cao hơn một chút so với thận phải. Chức năng của thận rất quan trọng, nếu chúng bị “trục trặc” thì các chất độc sẽ không được thải ra khỏi cơ thể bạn.
Gắn với thận là tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận phải có hình dạng như hình kim tự tháp, trong khi tuyến thượng thận trái giống hình lưỡi liềm. Tuyến thượng thận có chức năng quản lý việc sản xuất hormone.
11. Niệu quản trái
Nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang thông qua hai cấu trúc hình ống gọi là niệu quản. Niệu quản là một ống xơ cơ nằm trong tổ chức liên kết sau phúc mạc đi từ bể thận đến bàng quang, dài 25 - 28 cm, đường kính trung bình 5mm.
Có 3 chỗ hẹp là ở khúc nối bể thận - niệu quản, chỗ bắt chéo với động mạch chậu và đoạn nội thành bàng quang. Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn: đoạn ở vùng bụng và đoạn ở vùng chậu.
12. Ống dẫn trứng trái
Tử cung là một cơ quan hình quả lê nằm phía sau bàng quang, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là vị trí trú ngụ của các các trứng đã thụ tinh. Hai bên của tử cung là ống dẫn trứng, chia thành hai ống, mỗi ống kéo dài về phía buồng trứng nằm ở phía tương ứng của tử cung.
Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10 cm và nhỏ hơn sợi mỳ. Nó thực hiện hai nhiệm vụ: một là đường di chuyển của trứng và tinh trùng; hai là nơi xảy ra sự gặp gỡ của tinh trùng từ ngoài đi vào và trứng từ buồng trứng đi ra.
13. Buồng trứng trái
Mỗi bên tử cung có một buồng trứng hình bầu dục, màu trắng đục, nằm gần những dây tua ở cuối ống dẫn trứng. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồng trứng có khoảng 6 triệu bọc trứng non, khi sinh còn lại 1 triệu và chỉ còn 40.000 khi tới tuổi dậy thì. Khi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh sản, trứng theo chu kỳ phát triển, chín và rụng.
Trong cả đời người nữ, chỉ có 400 trứng hoàn thành chu kỳ và rụng, những trứng khác thường teo nhỏ rồi tan biến. Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng tạo ra các hormone điều hòa sinh lý.
14. Tinh hoàn trái
Tinh hoàn hay dịch hoàn là một cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra tiết tố nam testosteron). Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh.
Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g. Tinh hoàn trái thường nhỏ hơn tinh hoàn phải.
Là một cơ quan bên trái cơ thể, cũng giống như tai phải, tai trái giúp chúng ta “dịch” được vô số âm thanh xung quanh mình. Bên cạnh việc nghe âm thanh và chuyển đổi chúng thành những thông điệp có ý nghĩa, tai còn có nhiệm vụ duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể.
8. Phổi trái
Phổi đảm nhận chức năng hô hấp. Không khí đi qua khí quản vào phổi thông qua phế quản. Phổi bên trái nhỏ hơn phổi bên phải vì phổi trái phải “chia sẻ” vị trí với trái tim ở lồng ngực trái. Phổi trái được chia thành hai thùy: thùy trên và thùy dưới, thùy phải được chia thành ba thùy: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí - đây là chức năng chính của phổi
9. Ngực trái
Ngực của phụ nữ phát triển hơn ở nam giới, đảm nhận chức năng tiết sữa mẹ để nuôi con. Estrogen và progesterone là kích thích tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngực. Trong một số thời kỳ, ngực có sự thay đổi hình dạng và kích thước, ví dụ trước kỳ kinh nguyệt hay trong thời gian phụ nữ mang thai. Thường thì ngực trái và ngực phải không cân nhau. Theo nhiều nghiên cứu, ngực trái thường có kích cỡ lớn hơn ngực phải.
Ảnh minh họa
10. Thận trái và tuyến thượng thận trái
Đây là hai bộ phận nhỏ có vai trò như cái máy lọc của cơ thể, có thể lọc chất độc và các chất thải khác ra khỏi cơ thể. Một trong hai quả thận nằm ở bên trái của cơ thể, thận trái nằm cao hơn một chút so với thận phải. Chức năng của thận rất quan trọng, nếu chúng bị “trục trặc” thì các chất độc sẽ không được thải ra khỏi cơ thể bạn.
Gắn với thận là tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận phải có hình dạng như hình kim tự tháp, trong khi tuyến thượng thận trái giống hình lưỡi liềm. Tuyến thượng thận có chức năng quản lý việc sản xuất hormone.
11. Niệu quản trái
Nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang thông qua hai cấu trúc hình ống gọi là niệu quản. Niệu quản là một ống xơ cơ nằm trong tổ chức liên kết sau phúc mạc đi từ bể thận đến bàng quang, dài 25 - 28 cm, đường kính trung bình 5mm.
Có 3 chỗ hẹp là ở khúc nối bể thận - niệu quản, chỗ bắt chéo với động mạch chậu và đoạn nội thành bàng quang. Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn: đoạn ở vùng bụng và đoạn ở vùng chậu.
12. Ống dẫn trứng trái
Tử cung là một cơ quan hình quả lê nằm phía sau bàng quang, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là vị trí trú ngụ của các các trứng đã thụ tinh. Hai bên của tử cung là ống dẫn trứng, chia thành hai ống, mỗi ống kéo dài về phía buồng trứng nằm ở phía tương ứng của tử cung.
Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10 cm và nhỏ hơn sợi mỳ. Nó thực hiện hai nhiệm vụ: một là đường di chuyển của trứng và tinh trùng; hai là nơi xảy ra sự gặp gỡ của tinh trùng từ ngoài đi vào và trứng từ buồng trứng đi ra.
13. Buồng trứng trái
Mỗi bên tử cung có một buồng trứng hình bầu dục, màu trắng đục, nằm gần những dây tua ở cuối ống dẫn trứng. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồng trứng có khoảng 6 triệu bọc trứng non, khi sinh còn lại 1 triệu và chỉ còn 40.000 khi tới tuổi dậy thì. Khi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh sản, trứng theo chu kỳ phát triển, chín và rụng.
Trong cả đời người nữ, chỉ có 400 trứng hoàn thành chu kỳ và rụng, những trứng khác thường teo nhỏ rồi tan biến. Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng tạo ra các hormone điều hòa sinh lý.
14. Tinh hoàn trái
Tinh hoàn hay dịch hoàn là một cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra tiết tố nam testosteron). Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh.
Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g. Tinh hoàn trái thường nhỏ hơn tinh hoàn phải.
Chức năng của các cơ quan nằm bên phải cơ thể