Chữa bệnh tiểu đường bằng cây dây thìa canh: Không cẩn thận có thể tiền mất tật mang
Nhiều người tin rằng các loại thảo dược có tác dụng đẩy lùi bệnh tiểu đường như cây dây thìa canh thì có thể dùng thế nào cũng được. Nhưng thực tế, nếu không dùng đúng sẽ có hại nhiều hơn.
Công bố nghiên cứu phát hiện 9 chất mới trong dây thìa canh của Việt Nam
Đầu tháng 3, trên trang tạp chí danh tiếng hàng đầu thế giới - Phytochemistry - công bố nghiên cứu của 2 giáo sư Chul Ho Lee, Won Keun Oha (ĐH Quốc gia của Hà Quốc) và nhà khoa học của Việt Nam về việc tìm ra 9 chất mới trong dây thìa canh của Việt Nam có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Điều đặc biệt là dây thìa canh được trồng ở Việt Nam, không có trong dây thìa canh của Ấn Độ, Trung Quốc - 2 quốc gia cung ứng thuốc trị tiểu đường cho cả châu Á.
Nghiên cứu được công bố trên trang tạp chí danh tiếng hàng đầu thế giới - Phytochemistry.
Dây thìa canh là loại cây thân gỗ, dạng dạng dây leo, mọc trong các khu rừng nhiệt đới ở miền trung và miền nam Ấn Độ. Ngoài Ấn độ cây phân bố trên toàn thế giới và là nó được ghi nhận là một vị thuốc quý trong truyền thống y học của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, Australia và Nhật Bản. Toàn bộ lá và phần dây của cây đều được sử dụng làm thuốc và sử dụng khá rộng trong đông và tây y.
Ở Việt Nam, người ta phát hiện thìa canh mọc hoang ở một số tỉnh miền trung và bắc. Thìa canh là dạng dây leo, lá mọc đối, bẻ thân và lá ra thấy có chất mủ màu trắng hơi vàng.
Theo chuyên gia Vũ Quốc Trung, trong nhiều thế kỉ, dây thìa canh luôn được coi là thảo dược có thể sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và dùng làm thuốc ổn định đường huyết.
Có rất nhiều nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới. Theo các nghiên cứu khoa học được công bố, trong Dây thìa canh chuẩn hóa có chứa lượng lớn hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ và tăng thải cholesterol. Nhờ vậy hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết cao đồng thời giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Cây dây thìa canh tươi và khô.
Ứng dụng của cây dây thìa canh trong đời sống hàng ngày
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã được công bố trên tạp chí Dược học – Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác.
Ngoài ra, theo ông Trung, cây dây thìa canh có tác dụng chủ yếu là để kiểm soát lượng đường trong máu và cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày, táo bón, giữ nước. Hoa và lá của cây có thể sử dụng trong điều trị những biến đổi về huyết áp và nhịp tim.
Mặc dù cây dây thìa canh không gây phản ứng phụ cho người dùng nhưng phụ nữ có thai hay cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng.
Dây thìa canh có thể được bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định.
Cẩn trọng khi dùng cây thìa canh để chữa bệnh
Với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" và niềm tin rằng "thuốc từ thảo dược bao giờ cũng an toàn", không ít người, trong đó có cả bệnh nhân tiểu đường, đã đặt niềm tin vào các sản phẩm thảo dược với hi vọng có thể chữa bệnh mà không quá tốn kém. Chính vì vậy, ngay khi được mách về bất kì loại thảo dược chữa bệnh nào, họ không ngần ngại tìm kiếm và sử dụng mà không cần lưu ý đến những khuyến cáo của bác sĩ.
Với cây dây thìa canh cũng vậy. Sau khi thông tin cây thìa canh có chứa 9 hoạt chất có thể tác động tốt với bệnh nhân tiểu đường được công bố ra, nhiều người bị tiểu đường "đổ xô" đi mua dây thìa canh với hi vọng có thể cứu cánh cho căn bệnh của mình mà không biết rằng nếu dùng dây thìa canh không đúng cách thì lợi bất cập hại. Trên thực tế, dây thìa canh được bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, chưa kể tiềm ẩn các loại nấm mốc... rất nhiều. Theo các nhà khoa học, sử dụng không đúng hay mua phải dược liệu dởm hiệu quả chữa bệnh không cao còn dẫn đến tiền mất, tật mang.
Hơn nữa, theo công bố của nghiên cứu, 9 chất này được tìm thấy ở cây thìa canh trồng ở Việt Nam chứ không phải ở mọi cây thìa canh mọc ở bất kì đâu.
Ông Hoàng Minh Châu - tác giả nghiên cứu tìm ra 9 chất trong cây dây thìa canh.
Theo ông Hoàng Minh Châu, TGĐ công ty Nam Dược, chuyên gia dược phẩm, đồng thời cũng là tác giả của nghiên cứu nói trên: "Bấy lâu nay, bà con thường nghĩ thuốc nam sắc uống là lành tính. Tuy nhiên, dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới, có thể còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc... Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiềm độc - lợi bất cập hại".
Hơn nữa, sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng, như thế mới có hiệu quả.
Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade – dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh Châu Âu tài trợ: Để chữa bệnh có hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tìm mua những sản phẩm được chiết xuất từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của tổ chức y tế thế giới tại Hải Hậu, Nam Định.
Được biết, hiện nay, những hộ nông dân tại Hải Lộc Hải hậu Nam Định là địa phương duy nhất trên cả nước trồng trọt và thu hái dây thìa canh dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe trong việc chăm sóc, thu hái.