Chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không: Chuyên gia chỉ ra sự thật khiến nhiều chị em đang áp dụng sẽ phải “ngã ngửa”
Nhiều người tự xác định bệnh lý không quá nặng nên tự ý sử dụng lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa. Điều này đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Chữa phụ khoa bằng lá trầu không, nhiều người gặp họa khôn lường
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ... và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm, như: chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn, diệt virus hiệu quả. Thậm chí, tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) từng công bố nghiên cứu của TS Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) cho rằng, dịch chiết lá trầu không có thể triệt tiêu cả các khối u được thí nghiệm trên động vật. Từ đó, có thể thấy lá trầu không có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh ấy, nhiều chị em đã tự áp dụng chữa phụ khoa bằng lá trầu không, không cần biết chính xác bệnh vùng kín là gì, chỉ cần ngứa ngáy, khó chịu là tìm lá trầu không đun nước xông hoặc lau rửa. Lá trầu không lại cực kỳ dễ kiếm, có thể điều trị tại nhà, tiết kiệm chi phí điều trị mà mang lại hiệu quả không nhỏ cho chị em. Do đó, nhiều chị em tin tưởng lựa chọn phương pháp chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh ấy, nhiều chị em đã chữa phụ khoa bằng lá trầu không, không cần biết chính xác bệnh vùng kín là gì, chỉ cần ngứa ngáy, khó chịu là tìm lá trầu không đun nước xông hoặc lau rửa.
Nhất là trong vài năm trở lại đây, tình trạng lạm dụng kháng sinh khiến chị em e dè với những loại thuốc tây, thuốc kháng khuẩn, phát sinh tâm lý ngại ngần nên trào lưu chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không lại bắt đầu quay trở lại. Và hơn bao giờ hết, nhiều người tự xác định bệnh lý không quá nặng nên tự ý sử dụng lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa… Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Lá trầu không có thực sự nên dùng chữa phụ khoa như nhiều người vẫn nghĩ?
Tự chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không tươi không có cơ sở khoa học, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tin đồn chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không cho đến hiện nay thực sự vẫn chưa có đủ bằng chứng, nghiên cứu khoa học cụ thể. Do đó, việc tự ý chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Tin đồn chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không cho đến hiện nay thực sự vẫn chưa có đủ bằng chứng, nghiên cứu khoa học cụ thể.
"Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa như mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín; nạo phá thai, đặt vòng tránh thai; mặc quần lót chật và làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh… Chúng ta đều phải đi khám mới xác định rõ được nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp chứ không thể dùng lá trầu không tự chữa trị như chị em đồn thổi", BS Dung khẳng định.
Trả lời thêm về vấn đề này, lương y Bùi Hồng Minh cho biết, nước lá trầu không chỉ có tác dụng bên ngoài, làm lành vết thương và diệt khuẩn bề mặt, sử dụng hàng ngày sẽ gây khô da. Chưa hết, những loại lá này có thể tồn dư lượng thuốc trừ sâu, không sơ chế đúng cách sẽ khiến bệnh tình thêm nặng. "Chúng ta chỉ coi đây là một cách hỗ trợ điều trị, không nên lạm dụng và khi sử dụng cũng cần theo hướng dẫn chuẩn liều lượng, cách dùng của bác sĩ sản phụ khoa, tránh dẫn đến những biến chứng đáng tiếc", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Nếu viêm nhiễm phụ khoa do nấm hay viêm lộ tuyến… thì cần được thăm khám và điều trị đúng cách mới khỏi bệnh được, thậm chí dùng kỹ thuật can thiệp mới nhanh chóng khỏi bệnh.
Thực tế thì viêm phụ khoa ở mức nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu viêm nhiễm phụ khoa do nấm hay viêm lộ tuyến… thì cần được thăm khám và điều trị đúng cách mới khỏi bệnh được, thậm chí dùng kỹ thuật can thiệp mới nhanh chóng khỏi bệnh. Việc tự ý sử dụng lá trầu không chữa rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhẹ thành nặng, thậm chí viêm nhiễm ngược dòng gây viêm tắc vòi trứng, dẫn đến vô sinh.
Theo chuyên gia, để phòng tránh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, - Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ nếu cần thì phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa an toàn. Vệ sinh "vùng kín" 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh nhưng không nên thụt rửa hoặc lau chùi quá mạnh. Đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ vào những ngày "đèn đỏ". Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường.
Chưa hết, phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Giặt đồ lót bằng tay thật sạch. Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc vào ban ngày và khi ngủ thì không cần mặc. Giữ khô ráo âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm (không màu, không chất khử mùi) lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn. Ngoài ra, chị em cũng cần tránh thức khuya để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.