Chồng vô tâm, mẹ chồng lại tai quái
Nhìn chị đồng nghiệp lấy chồng, lại được lòng cả nhà chồng, mà chị thầm ghen tị. Chị tới giờ mới thấm thía sự vô tâm của cả mẹ chồng và chồng mình.
Phiền lòng vì chồng và mẹ chồng
Chị Thu Yên (Sơn Tây, Hà Nội) mang vẻ đẹp của người con gái Thái Nguyên, chị sở hữu nước da trắng ngần cùng hàng lông mi cong vút.
Từ ngày lấy anh Long (Từ Liêm, Hà Nội), chị đã thầm tự nhủ, mình phải cố gắng toàn tâm toàn ý cho gia đình chồng. Nhưng sự đời lắm nỗi gian nan, chị càng đảm đang, yêu thương chồng, vâng lời bố mẹ chồng bao nhiêu thì chồng càng vô tâm, mẹ chồng càng khó tính bấy nhiêu.
Thấy con dâu chăm chỉ, hay lam hay làm, chồng bà lại hay khen con dâu, bà khó chịu ra mặt. Việc gì chị làm bà cũng đều xách mé đủ kiểu. Nói thì thế nhưng có bao giờ bà làm việc gì đâu, mọi việc từ nhỏ tới lớn, một tay Yên đều gánh vác.
Từ lúc bước chân về nhà chồng, chị hoàn toàn thay đổi. Từ một cô gái ngoan hiền, vô tư, lạc quan nay Yên trở nên lặng lẽ, buồn bã. Bạn bè hỏi thì chị chỉ bảo: “Cưới đi rồi khắc biết”.
Chị Thu Yên (Sơn Tây, Hà Nội) mang vẻ đẹp của người con gái Thái Nguyên, chị sở hữu nước da trắng ngần cùng hàng lông mi cong vút.
Từ ngày lấy anh Long (Từ Liêm, Hà Nội), chị đã thầm tự nhủ, mình phải cố gắng toàn tâm toàn ý cho gia đình chồng. Nhưng sự đời lắm nỗi gian nan, chị càng đảm đang, yêu thương chồng, vâng lời bố mẹ chồng bao nhiêu thì chồng càng vô tâm, mẹ chồng càng khó tính bấy nhiêu.
Thấy con dâu chăm chỉ, hay lam hay làm, chồng bà lại hay khen con dâu, bà khó chịu ra mặt. Việc gì chị làm bà cũng đều xách mé đủ kiểu. Nói thì thế nhưng có bao giờ bà làm việc gì đâu, mọi việc từ nhỏ tới lớn, một tay Yên đều gánh vác.
Từ lúc bước chân về nhà chồng, chị hoàn toàn thay đổi. Từ một cô gái ngoan hiền, vô tư, lạc quan nay Yên trở nên lặng lẽ, buồn bã. Bạn bè hỏi thì chị chỉ bảo: “Cưới đi rồi khắc biết”.
Đến khi chị bị ngất liên tục khi đang làm việc thì chị mới kể rằng, tất cả là do quá mệt mỏi ở nhà chồng. Công sức không nói đến nhưng còn tinh thần chị bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đơn cử là chuyện, chị và bố chồng ăn được sầu riêng còn lại ai cũng sợ mùi. Thấy con dâu hợp mình, bố chồng vui vẻ lắm. Có thế mà bà mẹ chồng cũng nạt nộ nói bóng gió rằng: “Thân thiết gớm, mà cái thứ quả ấy ăn ra gì mà tưởng là hay chứ? Chỉ lũ nhà quê mới ăn”
Từ ngày có Yên, mẹ chồng “mất hút” luôn ở nhà. Trước bà còn đi chợ hộ, chị về thì nấu cơm nay bà bảo một câu dửng dưng: “Làm hết đi cho được việc”.
Có một lần chị đi làm về muộn, bà gọi điện hất hàm: “Có định nấu cơm không hay như thế nào? Phải mở mồm ra tôi mới biết chứ?”
Thế là chị lại bỏ dở công việc, cuống quýt về nhà.
Nói về anh Sơn chồng chị, anh là người hiền lành, có phần nhu nhược, mẹ nói gì cũng nghe. Có chuyện gì mẹ bảo, mẹ mách, anh cũng hằm hè lại vợ.
Khi công ty anh bị cắt giảm biên chế, anh nằm trong số đó. Từ ngày anh ở nhà, anh chẳng giúp vợ được gì, ngày ngày dắt xe ra ngoài chè chén với mấy ông bạn cùng cảnh, tối mịt mới về.
Một tay chị còng lưng nuôi cả nhà, thứ tiền gì cũng dồn đến tay. Những lúc ấy chị chỉ mong mẹ chồng hãy thương và thông cảm cho chị.
Đằng này, ngày nào bà cũng đánh tiếng với chồng chị. Lúc thì bà chê con dâu về muộn, anh lại làm ầm lên bảo: “Hay chê chồng, cô hẹn trai?”. Lúc thì bà mách con trai rằng con dâu mua thừa thãi đồ mỹ phẩm. Mà bà biết thừa, đó chỉ là kem dưỡng cho da khô có vài chục nghìn, chị ngày càng xuống sắc nên mới mạnh dạn bấm bụng đi mua. Thế là anh lại càng có cớ bảo vợ là “con đàn bà hư thân”. Những lúc đó, đúng tâm trạng đang không vui, anh nhiều lần đánh chị.
Mẹ chồng lúc ấy lại gật gù: “Cái thằng tưởng hiền khô hóa ra cũng biết dạy cả vợ”.
Đơn cử là chuyện, chị và bố chồng ăn được sầu riêng còn lại ai cũng sợ mùi. Thấy con dâu hợp mình, bố chồng vui vẻ lắm. Có thế mà bà mẹ chồng cũng nạt nộ nói bóng gió rằng: “Thân thiết gớm, mà cái thứ quả ấy ăn ra gì mà tưởng là hay chứ? Chỉ lũ nhà quê mới ăn”
Từ ngày có Yên, mẹ chồng “mất hút” luôn ở nhà. Trước bà còn đi chợ hộ, chị về thì nấu cơm nay bà bảo một câu dửng dưng: “Làm hết đi cho được việc”.
Có một lần chị đi làm về muộn, bà gọi điện hất hàm: “Có định nấu cơm không hay như thế nào? Phải mở mồm ra tôi mới biết chứ?”
Thế là chị lại bỏ dở công việc, cuống quýt về nhà.
Nói về anh Sơn chồng chị, anh là người hiền lành, có phần nhu nhược, mẹ nói gì cũng nghe. Có chuyện gì mẹ bảo, mẹ mách, anh cũng hằm hè lại vợ.
Khi công ty anh bị cắt giảm biên chế, anh nằm trong số đó. Từ ngày anh ở nhà, anh chẳng giúp vợ được gì, ngày ngày dắt xe ra ngoài chè chén với mấy ông bạn cùng cảnh, tối mịt mới về.
Một tay chị còng lưng nuôi cả nhà, thứ tiền gì cũng dồn đến tay. Những lúc ấy chị chỉ mong mẹ chồng hãy thương và thông cảm cho chị.
Đằng này, ngày nào bà cũng đánh tiếng với chồng chị. Lúc thì bà chê con dâu về muộn, anh lại làm ầm lên bảo: “Hay chê chồng, cô hẹn trai?”. Lúc thì bà mách con trai rằng con dâu mua thừa thãi đồ mỹ phẩm. Mà bà biết thừa, đó chỉ là kem dưỡng cho da khô có vài chục nghìn, chị ngày càng xuống sắc nên mới mạnh dạn bấm bụng đi mua. Thế là anh lại càng có cớ bảo vợ là “con đàn bà hư thân”. Những lúc đó, đúng tâm trạng đang không vui, anh nhiều lần đánh chị.
Mẹ chồng lúc ấy lại gật gù: “Cái thằng tưởng hiền khô hóa ra cũng biết dạy cả vợ”.
Thái độ của chồng và mẹ chồng khiến chị quá mệt mỏi (ảnh minh họa)
Chồng lười biếng, mẹ chồng vô tâm
Chuyện của Dao (Yên Ninh, Hà Nội) cũng có nhiều điểm tương đồng với chị Yên. Lấy chồng xong, Dao mới thấy chữ “giá như” quan trọng đến thế nào.
Chị ngậm ngùi: “Người ta bảo phải tu vạn kiếp mới lấy được chồng tốt, thuận hòa với mẹ chồng. Chắc mình chưa đủ”…
Chồng chị là người “thùng rỗng kêu to”, đôi lần chị cũng chua chát khi nghĩ chính mình bị vẻ hào nhoáng bóng bẩy của anh làm lung lay.
Trước anh xuất hiện trước mặt chị như một chàng tuxedo đáng yêu và đầy nghĩa hiệp, việc gì của người yêu anh đều nhiệt tình giải quyết. Thế nhưng cưới xong, mọi việc anh đều đẩy qua cho vợ.
Lần đầu nhìn thấy mẹ chồng (bố chồng mất từ khi chồng còn nhỏ), chị cũng âm ấm lòng vì nhìn bà phúc hậu quá. Nhưng càng sống cùng, Dao mới hãi.
Một lần, chị ra thủ thỉ tâm sự mẹ con rằng anh Khuê – chồng chị hơi lười biếng, lại thích tụ tập bar bốn. Đang nói, mẹ chồng lạnh mặt, hất hàm: “Cô đang sống trong nhà của cái thằng lười đó đây. Liều liệu mà sống! Ý kiến gì?”
Biết bà mẹ chồng không như mình nghĩ, Dao dần khép kín. Mọi lời lẽ, hành động, Dao không nhiệt tình như trước. Chị cố đi làm, đổ công đổ sức ra làm việc cho mệt luôn để về tới nhà “mệt thêm chút nữa cũng chẳng sao”.
Cuộc sống của chị cứ thế trôi qua, đến khi chị có em bé. Trộm vía bé rất ngoan nên chị đỡ vất vả. Cứ khi nào bé ngủ chị lại chạy thật nhanh đi chợ, giặt giũ, nấu cơm nước đương nhiên, mẹ chồng chẳng mảy may giúp gì.
Sau 4 tháng, chị cần đi làm để kiếm tiền nhưng mẹ chồng giãy đành đạch khi chị đặt vấn đề chăm giúp con. Vì vậy, chị có ý về nhà mẹ đẻ thì mẹ chồng sừng sộ: “Đi thì đi luôn, đừng bao giờ về nhà này nữa. Cô làm thế là bôi tro trát trấu vào tôi có biết không?”
Đi không được, ở không xong, Dao đành xin nghỉ thêm vài tháng cho con cứng cáp thì gửi trẻ. Chồng chị thì lúc nào đưa tiền cho vợ, mặt cũng sưng lên như cái bị rách.
Dao đành ngửa tay xin tiền bố mẹ đẻ, chị nói dối rằng, "con định đầu tư kiếm lời" chứ chẳng chịu hé răng ra kể lể sợ bố mẹ lại lo.
Đến tháng thứ 6, cơ quan chị đành phải tuyển người khác vào thế chỗ chị vì “thiếu người thì ai làm đây?”. Buồn rười rượi, chị cũng bấm bụng: “Trông con lúc này cần hơn kiếm tiền”.
Sau khi bé tròn 1 năm tuổi, chị gửi bé đi nhà trẻ tư gần nhà. Nhìn bé bé xíu khóc lóc đòi mẹ mà chị quặn lòng. Nhưng chị vẫn cố vác đơn xin việc đi khắp nơi. c
May mắn, có một chỗ nhận chị vào làm ngặt nỗi đường lại quá xa, tít khu công nghiệp ở Láng – Hòa Lạc. Mỗi ngày ô tô công ty đưa đón.
Có hôm, phải chờ một đoàn nữa để cùng về, chị đành nhờ bà nội đi đón cháu. Về tới nhà đã 8 giờ tối, ngó quanh mà không thấy con đâu chỉ thấy mẹ chồng đang ngồi vắt chân lên ghế xỉa răng, hỏi ra mới biết "tao quên mất".
Chị lao đi đón con mà lòng xót xa. Là bà nội nhưng chẳng bao giờ bà bế cháu, cho cháu được cái gì… Mỗi ngày, chị càng ngày thấy cuộc sống thêm ngạt thở.
Không chỉ tai quái, nhiều người mẹ chồng còn vòi vĩnh, bắt con dâu cung phụng đủ điều