BÀI GỐC Phát hiện chồng giấu 400 triệu, tôi nghĩ cách trả đũa, hóa ra trong hôn nhân còn có cái đáng sợ hơn kẻ thứ 3

Phát hiện chồng giấu 400 triệu, tôi nghĩ cách trả đũa, hóa ra trong hôn nhân còn có cái đáng sợ hơn kẻ thứ 3

Tôi nghi ngờ, kiểm tra thì phát hiện anh có một tài khoản tiết kiệm riêng, đã gửi hơn 400 triệu.

11 Chia sẻ

Chồng tậu xe 2 tỷ thì kêu hợp lý trong khi tôi mua máy hút bụi có 8 triệu cũng bị càu nhàu, chẳng nhẽ ít tiền mất quyền lên tiếng sao?

Ngọc Thương,
Chia sẻ

Ngọc Anh nghẹn: "Kể cả chuyện nhỏ như đặt lịch đi du lịch, em cũng phải xin phép trước".

"Em làm gì cũng phải hỏi chồng. Vì tiền nhà, tiền con, tiền ba mẹ đều là do ảnh 'gánh' cả. Em có cảm giác như mình không còn là một nửa bình đẳng", Ngọc Anh tâm sự.

Khi lương biến thành cán cân quyền lực

Ngọc Anh, 29 tuổi, từng là giám sát cửa hàng thời trang ở TP.HCM. Sau khi kết hôn với Minh – một trưởng phòng kỹ thuật lương gần 60 triệu/tháng, cô chuyển sang làm freelancer để có thời gian lo cho con nhỏ. Thu nhập Ngọc Anh bấp bênh, chưa tới 10 triệu đồng mỗi tháng.

Lúc đầu, hai người thỏa thuận: "Ai giỏi mảng nào làm mảng đó, tiền bạc không phải vấn đề". Nhưng thực tế không diễn ra như vậy.

"Anh ấy quyết hết, từ chuyện chuyển trường cho con đến mua nhà trả góp. Em góp ý thì anh bảo: 'Tiền này anh bỏ ra, anh có quyền'".

Ngọc Anh nghẹn: "Kể cả chuyện nhỏ như đặt lịch đi du lịch, em cũng phải xin phép trước. Em không dám tự book vé, vì không muốn bị nói là 'xài tiền không hợp lý'".

Chồng tậu xe 2 tỷ thì kêu hợp lý trong khi tôi mua máy hút bụi có 8 triệu cũng bị càu nhàu, chẳng nhẽ ít tiền mất quyền lên tiếng sao?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dần dần, Ngọc Anh thấy mình như người "ở nhờ", dù chính cô là người nấu ăn, dọn dẹp, chăm con. Cô cảm thấy không có quyền ra quyết định trong chính gia đình của mình chỉ vì cô kiếm ít hơn.

Và điều đau lòng nhất, theo lời cô: "Khi anh ấy lỡ tay mua xe 2 tỷ thì được gọi là 'xứng đáng'. Còn em mua cái máy hút bụi 8 triệu là 'phung phí'".

Khi thu nhập không còn là vấn đề tiền

Chênh lệch thu nhập là vấn đề phổ biến nhưng cách phản ứng mới là điều nguy hiểm. Theo nghiên cứu của Pew Research Center (Mỹ, 2023), gần 30% các gia đình hiện đại có người vợ kiếm nhiều hơn chồng, nhưng trong số đó, có tới 56% các cặp đôi không công khai thu nhập cho nhau. Lý do? Cảm thấy "khó xử", "không thoải mái" hoặc "sợ bị so sánh".

Với các gia đình mà chồng kiếm nhiều hơn, khảo sát từ CNBC Make It (2022) cho thấy:

41% người vợ cảm thấy không có tiếng nói trong các quyết định lớn.

37% người chồng thừa nhận từng "vô thức" áp đặt ý kiến do mình là người chi trả chính.

Tiền bạc, vốn dĩ vô tri, nhưng cách con người gán quyền lực cho nó đã khiến nhiều cặp đôi rơi vào bẫy cảm xúc: người kiếm ít thì tự ti, người kiếm nhiều thì bị kỳ vọng hoặc vô thức lấn át.

Giải pháp: Tái thiết lập công bằng từ mô hình tài chính

1. Đóng góp theo tỷ lệ thu nhập

Chồng tậu xe 2 tỷ thì kêu hợp lý trong khi tôi mua máy hút bụi có 8 triệu cũng bị càu nhàu, chẳng nhẽ ít tiền mất quyền lên tiếng sao? - Ảnh 2.

Thay vì chia đôi mọi khoản chi tiêu, vợ chồng nên đóng góp dựa theo tỷ lệ thu nhập thực tế. Ví dụ, nếu chồng kiếm 60 triệu và vợ kiếm 20 triệu mỗi tháng, thì tỷ lệ đóng góp có thể là 3:1. Cách làm này giúp người có thu nhập thấp không cảm thấy "hụt hơi" mà vẫn giữ được vai trò đóng góp trong gia đình.

2. Thiết lập quyền ra quyết định theo lĩnh vực, không theo thu nhập

Việc ai kiếm nhiều hơn không đồng nghĩa với việc người đó có quyền quyết định mọi thứ. Thay vào đó, nên phân chia quyền ra quyết định dựa trên năng lực hoặc trách nhiệm cụ thể. Chẳng hạn, vợ có thể phụ trách việc học hành của con, trong khi chồng chịu trách nhiệm về tài chính và đầu tư. Điều này giúp cân bằng vai trò và giảm mâu thuẫn do cảm giác bị lấn át.

3. Kết hợp tài khoản chung và quỹ cá nhân

Nên có một tài khoản chung để chi tiêu các khoản cố định trong gia đình như tiền nhà, học phí, sinh hoạt... đồng thời, mỗi người giữ một quỹ riêng cho nhu cầu cá nhân. Việc này vừa tạo sự minh bạch, vừa duy trì sự tự do tài chính và cá nhân cho mỗi bên, tránh cảm giác bị kiểm soát hoặc lệ thuộc.

4. Họp tài chính định kỳ

Tài chính gia đình nên được quản lý như một tổ chức: minh bạch, thống nhất và có định kỳ rà soát. Vợ chồng nên cùng nhau "họp tài chính" mỗi tháng hoặc mỗi quý để cùng xem xét thu – chi, đặt mục tiêu tiết kiệm hoặc đầu tư. Cách làm này giúp cả hai cùng có tiếng nói, hiểu nhau hơn và tránh tình trạng "mỗi người một phách".

Khi người ta yêu nhau, không ai hỏi: "Anh lương bao nhiêu?". Nhưng khi đã cưới, nếu không tôn trọng nhau từ cả con số lẫn cảm xúc, tình yêu dễ rơi xuống vực… không vì hết tình, mà vì mất công bằng.

Chia sẻ