Choáng với tên gọi tiếng Anh của các món ăn truyền thống Trung Quốc
Các hàng quán ở Trung Quốc có cách gọi món ăn của mình theo tiếng Anh khiến nhiều du khách nước ngoài giật mình, sửng sốt. Món gà tơ được gọi là "gà không tình dục", món thịt kho tàu được gọi là "đầu sư tử cháy đỏ"...
Chính quyền Bắc Kinh đã rất đau đầu bởi tình trạng các hàng quán "tự biên, tự dịch" các món ăn truyền thống thành tiếng Anh phục vụ du khách nước ngoài một cách... kỳ dị.
Theo trang xihuanet, với du khách nước ngoài, đi ăn ở nhà hàng Bắc Kinh đúng là một cuộc phiêu lưu. Khi cầm thực đơn của nhà hàng có bản dịch tiếng Anh, họ bị choáng váng, buồn cười rồi sau đó bối rối, không hiểu mình món mình gọi tên và món được phục vụ có giống nhau hay không.
Nguồn ảnh cwb.com.
Đơn cử như món gà tơ, gà non (theo cách gọi của người Việt Nam), được một số quán ăn Trung Quốc phiên dịch thành “chicken without sex life” (dịch nôm na là gà không có đời sống... tình dục).
Món gà tơ có tên mỹ miều là món gà... không tình dục!
Hay món thịt kho tàu được dịch với nghĩa hoàn toàn khác, khiến cho những thực khách phương Tây vốn có ý thức bảo vệ động vật hoang dã giật mình: “red burned lion head” (nôm na nghĩa có là đầu sư tử bị... cháy đỏ). Món soup Phúc Kiến nổi tiếng thì dịch thành “Buddha jumps over the wall” (Phật nhảy qua tường).
Còn với món thịt kho tàu này thì khiến du khách nước ngoài hoảng hổn
vì mình có thể được ăn món... đầu sư tử bị cháy.
Còn món đậu phụ Tứ Xuyên thì được dịch "beancurd made by woman with freckles" (nghĩa nôm na là món đậu được chế biến bởi người phụ nữ có tàn nhang".
Đậu Tứ Xuyên lại do một người đàn bà tàn nhang chế biến?
Để khắc phục tình trạng này, chính quyền Bắc Kinh đã phối hợp với nhiều dịch giả trong và ngoài nước, am hiểu về ẩm thực Trung Quốc biên dịch một cuốn sách thực đơn tiếng Anh của 3.000 món ăn truyền thống, phát tại các khách sạn trên khắp thành phố. Đó là nỗ lực mới nhất của thành phố để thu hẹp khoảng cách văn hóa cho du khách nước ngoài ở Trung Quốc.
"Cuốn sách mới nhất là một phiên bản cập nhật của cuốn sách nhỏ năm 2008. Nó cung cấp tên của các món ăn chính của các món ăn nổi tiếng của Trung Quốc bằng tiếng Anh. Nhà hàng được khuyến khích sử dụng các bản dịch được đề xuất, nhưng nó sẽ không bắt buộc", một quan chức Văn phòng Ngoại giao của thành phố cho biết.
"Cuốn sách sẽ giúp người nước ngoài quyết định những gì các món ăn để lựa chọn, cho họ biết họ đang ăn gì và làm thế nào nó được chuẩn bị", giáo sư Trần Lâm - chuyên gia nghiên cứu về nước ngoài tại Đại học Bắc Kinh chia sẻ.
Tuy nhiên, để cho ra đời cuốn sách này quả là một nhiệm vụ khó khăn, bởi một số kỹ thuật ẩm thực của Trung Quốc không thể dịch, và nhiều món ăn Trung Quốc không có tương đương tiếng Anh. Các nhà biên dịch đã lựa chọn giải pháp là chia tên món ăn thành 4 loại: thành phần, phương pháp nấu ăn, mùi vị và tên của một người hoặc một nơi.
"Cuốn sách quả thật là một món quà lớn với một hướng dẫn viên du lịch như tôi. Có nó, tôi không còn phải "khoa chân, múa tay", đồng thời vận dụng hết vốn từ của mình để giải thích các món ăn Trung Quốc cho khách du lịch nước ngoài", anh Zheng Xiaodong, nhân viên của một công ty du lịch trong thành phố vui mừng nói.
"Cuốn sách quả thật là một món quà lớn với một hướng dẫn viên du lịch như tôi. Có nó, tôi không còn phải "khoa chân, múa tay", đồng thời vận dụng hết vốn từ của mình để giải thích các món ăn Trung Quốc cho khách du lịch nước ngoài", anh Zheng Xiaodong, nhân viên của một công ty du lịch trong thành phố vui mừng nói.
Còn bạn Han Yang, một SV của ĐH kinh tế và kinh doanh Quốc tế lại hào hứng coi cuốn sách như một cẩm nang để giới thiệu về văn hóa ẩm thực Trung Hoa cho bạn bè nước ngoài của mình.