Choáng với cuộc thi uống bia bằng bát to như… bồn rửa mặt
Khu nghỉ mát có tên Happy Valley (tạm dịch: Thunglũng hạnh phúc) ở Trung Quốc đã tổ chức một cuộc thi uống bia để tìm ra danh hiệu vua và nữ hoàng bia. Điều đặc biệt của cuộc thi là các thí sinh không uống biabằng cốc hay bằng chai mà dùng những chiếc bát lớn có kích cỡ tương đương với… bồnrửa mặt.
Cuộc thi là một trong những sự kiện độc đáo của lễ hội mùa hè do khu nghỉ mát nổi tiếng ở tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, tổ chức.
Theo một tờ báo của Trung Quốc, có 100 người gồm cả nam giới và nữ giới đã tham gia cuộc thi này. Họ được chia thành hai đội khác nhau. Trước khi bắt đầu cuộc thi, mỗi thí sinh phải đổ hết bốn chai bia 500ml vào những chiếc bát có kích cỡ tương đương với bồn rửa mặt. Trong thời gian năm phút, các thí sinh của hai đội phải uống hết càng nhiều bia trong bát càng tốt. Đội chiến thắng là đội có lượng bia còn lại ít hơn.
Cuộc thi thu hút rất đông người tham gia, trong đó có cả phụ nữ
Phần thưởng dành cho những người chiến thắng là tấm vé vào khu nghỉ mát miễn phí, giá trị thông thường của những chiếc vé này lên tới 120 nhân dân tệ (khoảng 420000 đồng).
Cũng theo tác giả bài viết, một người đàn ông đã hoàn thành phần thi chỉ trong hai phút trong khi đa số các thí sinh phải mất tới bốn phút mới có thể uống cạn bia trong bát.
Dù mặt đã đỏ nhưng các thí sinh vẫn không muốn bỏ dở phần thi của mìnhTuy phần thưởng dành cho người thắng cuộc không lớn nhưng các thí sinh vẫn rất hào hứng tham gia. Trong những bức ảnh được chụp lại từ sự kiện, đa số thí sinh vừa đứng vừa uống bia, một số người bị đỏ mặt do chất cồn nhưng dường như không ai muốn từ bỏ phần thi của mình.
Với mục đích vui vẻ là chính song dưới mắt của cư dân mạng Trung Quốc, cuộc thi vẫn bị đánh giá là "vô ích"Mặc dù được diễn ra một cách công khai và vui vẻ song cuộc thi này vẫn bị cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích là vô nghĩa.
Ai Caiguo, một ký giá của trang web JX News còn cho rằng đây là cuộc thi “tẻ nhạt”.
Ông cho biết: “Tuy các thí sinh của cuộc thi đã được trao danh hiệu “hoàng tử bia” hay “công chúa bia” nhưng điều này liệu có thể mang lại tích cực cho xã hội hay không?”