Chia sẻ của cô giáo mầm non xin mọi người dành sự tôn trọng với nghề gây tranh cãi
Sau rất nhiều những trách móc, oán than, thiếu thiện cảm dành cho các cô giáo mầm non, giờ đây chúng ta nên có cái nhìn công bằng với họ.
Vài năm gần đây, dư luận hình thành nên một xu hướng tâm lý, đó là “sợ hãi khi nghe đến từ cô giáo mầm non”. Đó là bởi tần suất các vụ bạo hành, ngược đãi, gây thương tích cho trẻ em tại trường mầm non/ lớp tư thục trở nên nhiều hơn, thậm chí hậu quả chết người khiến mọi người lo lắng, nhất là những người làm cha làm mẹ.
Trong vòng 1 tháng qua, đã xảy ra liên tiếp những vụ
bạo hành trẻ mầm non khiến dư luận phẫn nộ, như quăng quật trẻ vào chỗ ngủ trưa, nhéo trẻ bầm
tai, phạt bê tô cơm hơn 1 giờ, cô giáo cắn vào mông trẻ rồi bảo “vì cưng nựng
bé quá”…Các sự việc này đều có dấu vết và camera lớp học ghi lại, không thể chối
cãi, và khiến nhiều người tỏ ra căm ghét giáo viên mầm non.
Thế nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật chúng ta
nhìn thấy. Đó chỉ là số ít sự cố đáng tiếc xảy ra mà thôi, cô giáo mầm non không phải là những kẻ tạo “cơn ác mộng”. Hãy lắng nghe một bức tâm thư nghẹn
ngào, đau xót với bao nhiêu oan ức dồn nén của một giáo viên mầm non để hiểu
hơn về công việc cao đẹp này:
“Chúng
tôi – những giáo viên Mầm Non...cũng là con người thôi…
Cũng
có 2 chân 2 tay…cũng biết ốm đau và mệt mỏi. Cũng được cha mẹ dạy dỗ cho ăn học
đàng hoàng. Cũng 4 năm trời học tập và rèn luyện trên giảng đường đại học…
Nhưng
có lẽ ít ai cảm nhận và thấu hiểu được cái nghề mà các bạn quen gọi là ÔSIN CÓ
BẰNG CẤP. Như một cỗ máy đa năng, cái gì chúng tôi cũng phải biết như một bác
sĩ, diễn viên, giáo viên, hoạ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ…thậm chí cả lao công,
quét rác.
Những lời tâm sự ứa nước mắt của một cô giáo mầm non chân chính
Làm
cô – làm mẹ - làm bạn với trẻ. Đủ thứ hết cả!!! Các bạn nghĩ chúng tôi chỉ học
múa học hát thôi ư? Các bạn đâu biết, cũng như các cấp học khác, chúng tôi học
tất cả các môn chuyên ngành, học cả các môn phương pháp liên quan đến toán,
văn, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, sức khoẻ, vệ sinh, dinh dưỡng v.v…Khoa học
đã chứng minh mầm non là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển nhận thức
và nhân cách của một đứa trẻ, nó là tiền đề, là “gốc” cho mọi sự phát triển sau
này của 1 con người – 1 thế hệ!
Vậy,
nó có thực sự tầm thường như người ta vẫn nghĩ hay không?
Ở nhà các bạn trông con, trông cháu, 1-2 trẻ thôi đã mệt nhoài than vãn, thở chả ra hơi khi chúng chạy nhảy, nghịch ngợm, phá phách, ương bướng và la hét. Đổi lại trên lớp 40, thậm chí hơn 50 trẻ chỉ có 2 cô giáo trông nom, cường độ lao động và stress tăng lên gấp bao nhiêu lần? Ngoài trông nom đảm bảo an toàn cho các cháu, còn phải dạy học theo đúng chương trình. Rồi lại lo ăn uống ra sao, ngủ nghỉ như thế nào, mỗi bé có tích cực hạn chế thế nào để rèn dũa, khắc phục?? Chăm con người ta nhưng…không có thời gian cho gia đình và chính bản thân mình, bỏ bê hết việc nhà việc cửa. Cũng tủi hờn lắm chứ! Ấy vậy mà lương cũng có cao đâu, 3 cọc 3 đồng!! Từ sáng đến tối bận đầu bù tóc rối, trưa giờ nghỉ còn tranh thủ làm đồ chơi, đồ dạy học, trang trí lớp, giáo án, dọn dẹp...Có ai thấu nổi không??
Vậy,
tại sao chúng tôi không được tôn trọng, tôn vinh như những cấp học khác? Tôi
dám chắc, bạn hãy thử làm giáo viên mầm non 1 ngày trên trường thôi, bạn sẽ thấu
hiểu được chúng tôi vất vả nhường nào đẻ chăm sóc và giáo dục con của các bạn…Sẽ
hiểu được những áp lực, công sức và khổ tâm ấy.
Tại
sao chúng tôi vẫn sống chết với nghề? Lý do ư? “Vì yêu nghề và mến trẻ”, thứ
duy nhất chúng tôi cần để tiếp tục gắn bó, tâm huyết và cố gắng cống hiến, đó
là: lòng tin, sự cảm thông, đồng cảm và chia sẻ từ phía các bậc phụ huynh. Sự
yêu mến, nụ cười rạng ngời trên gương mặt trẻ thơ…và đặc biệt là sự TÔN TRỌNG
GIÁO VIÊN MẦM NON của tất cả các bạn dành cho chúng tôi và ngành giáo dục mầm
non!”
Làm cô giáo mầm non phải chịu rất nhiều áp lực tâm lý và phải có sức khoẻ tốt để có thể chăm sóc hàng chục bé một lúc
Xuất phát từ một tài khoản facebook tên Lê Hương, những
lời tâm sự như “rút hết cả ruột gan” này đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn người. Chúng ta đều
biết áp lực từ dư luận xã hội khủng khiếp như thế nào, sức lan tỏ của mạng xã hội,
truyền thông thời đại số ghê gớm ra sao. Nó có thể biến chuyện không có thành
có thật gây hoang mang xã hội, có thể khiến một người vô tội khủng hoảng tâm lý
dẫn đến tự sát khi bị người đời chỉ trích, chửi bới vì một lời đồn bịa đặt nào
đấy trên facebook, diễn đàn ảo…
Với chia sẻ này, nhiều ý kiến cho rằng: "Giáo viên mầm non cũng là một “nạn nhân” của mạng xã hội. "Chúng ta đã bao giờ lắng nghe người trong cuộc bộc bạch suy nghĩ thực sự của họ
khi họ đang làm cái nghề mà nhiều người không dám làm, là “ôsin có bằng cấp”
như cô giáo Lê Hương ngậm ngùi thừa nhận? Chúng ta đã bao giờ nhìn nhận công bằng
rằng những người bị bắt giữ, tố cáo trong các vụ bạo hành trẻ mầm non chỉ là
thiểu số trong số hàng trăm nghìn giáo viên chân chính đang ngày ngày làm đẹp
cho đời, chăm sóc thế hệ tương lai cho đất nước?
Chúng ta giận dữ, “lên án theo phong trào” khi trên báo chí xuất hiện một mẩu tin, một bức ảnh, hay một đoạn clip tố cáo, làm chứng việc các bảo mẫu, giáo viên mầm non có hành vi đánh đập, gây nguy hiểm cho trẻ. Đó là điều rất dễ hiểu, và thực tế đúng là có những vụ việc như thế khiến pháp luật vào cuộc, lên tiếng “cảnh tỉnh” các bậc phụ huynh, khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ liên quan đến “mầm non”.
Nghề nào cũng đáng được trân trọng, sự nghiệp “trồng
người” càng xứng đáng được trân trọng hơn. Nhưng trong tất cả các bậc học, giáo
viên mầm non phải chịu đựng nhiều áp lực vất vả hơn cả. Họ là một “cỗ máy đa
năng bằng xương bằng thịt”, với đủ chức năng như một bác sĩ, diễn viên, giáo viên, hoạ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ…thậm
chí cả lao công, quét rác. Nếu là chúng ta đặt địa vị như họ, liệu ta có thể
làm được hết vai trò ấy không? Những em bé ấy là con em chúng ta, đổi lại nếu
ta không cho bé đi học mẫu giáo, thì người ở nhà vật lộn với bỉm sữa, đồ chơi,
rồi ti tỉ thứ việc không tên khác xoay quanh các bé chính là chúng ta. Mệt mỏi
không? Có. Stress không? Có. Ám ảnh không? Còn hơn cả ám ảnh, khi trẻ con quấy
khóc suốt ngày."
Hãy dành thiện cảm cho nghề giáo viên mầm non nhiều hơn, và bày tỏ sự tôn trọng với sự hi sinh, cống hiến của họ
Những lời tâm sự tha thiết của cô giáo Lê Hương đã
thay cho tiếng lòng của hàng ngàn hàng vạn giáo viên mầm non khác đang âm thầm
chịu đựng tiếng oan từ một bộ phận các đồng nghiệp tha hóa. Làm nghề sư phạm điều đầu tiên cần
có là yêu thương trẻ, đã yêu thương thì làm sao các cô có thể làm đau những bé
ngây thơ vô tội được? Huống chi là độc ác với chúng, chỉ là số ít giáo viên mầm
non vô lương tâm, thiếu đạo đức mới hành xử như vậy thôi. Giáo viên mầm non
chân chính đều rất yêu nghề thương trẻ, đó là công việc rất nhiều niềm vui và hạnh
phúc bên những tâm hôn trẻ thơ trong sáng. Trẻ em luôn tạo ra thế giới rực rỡ sắc
màu bằng trí tưởng tượng và giác quan riêng của chúng, và nhiều khi chúng tác động
lên cả người lớn chúng ta, khiến ta lạc quan yêu đời hơn qua lăng kính của những
thiên thần bé bỏng ấy.
Các bậc phụ huynh nên hiểu cho sự mệt mỏi, áp lực đè
nặng lên các cô giáo mầm non, và đừng bao giờ đem suy nghĩ tiêu cực của mình nhồi nhét vào đầu các bé, khiến con em mình sợ hãi mỗi khi tới lớp nhìn thấy cô giáo. Nó là sự mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, khi
ngày ngày họ phải vật lộn với hàng chục em nhỏ mà chỉ có 2 cô 1 lớp, chịu đựng
sự nghịch ngợm hiếu động, quấy khóc của các bé, mà vẫn phải dịu dàng chăm sóc
các bé. Họ phải có một tinh thần thép, và nhiều hơn một trái tim nhân hậu để có
thể nuôi dưỡng, dạy dỗ các bé như con đẻ của mình. Và hơn hết, họ mong được TÔN
TRỌNG, bởi tâm huyết và công sức họ bỏ ra, chứ không phải bị lên án một cách
phiến diện như thực trạng bây giờ.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến, cho rằng: "Nghề nào cũng có cái vất vả, đặc thù của nghề ấy. Không thể vì nói nghề của tôi vất vả, áp lực mà một khoảnh khắc nào đó trút lên đầu những đứa trẻ ngây thơ. Bởi những đứa trẻ rất dễ gặp tác động xấu vào tâm lý. Đây là nghề nghiệp mà bạn không được phép thiếu kiềm chế hay gặp sai lầm, nhất là sai lầm liên quan đến sức khoẻ, tâm lý, sự phát triển tâm hồn của hàng triệu em nhỏ, cả một thế hệ tương lai xây dựng đất nước."