"Chìa khóa" quan trọng nhất trong chuyện ăn uống

HN,
Chia sẻ

Ăn uống thế nào mới được coi là tốt? Đó là khi chúng ta ăn uống đúng giờ, đúng cách và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhiều khi cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên mất tầm quan trọng của việc ăn uống. Và thực tế, nhiều người có xu hướng bỏ bữa hoặc ăn lấy lệ thay vì chú trọng vào việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này vô tình tạo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta, cả về thể chất, tâm lý và sinh lý. Vậy nên, muốn khỏe mạnh, chúng ta cần ăn uống tốt.
 
Nhưng ăn uống thế nào mới được coi là tốt? Đó là khi bạn ăn uống đúng cách và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
 
Và các bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó:

chia-khoa-quan-trong-nhat-trong-chuyen-an-uong

1. Nước
 
Nước cần thiết cho quá trình hydrate (điện giải) trong cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết, tùy theo khối lượng cơ thể và tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy bắt đầu buổi sáng với một ly nước ấm nhé.
 
2. Ăn đúng giờ
 
Ăn đủ bữa, không bỏ bữa là điều hết sức quan trọng vì nó luôn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong suốt cả ngày. Một ngày bạn nên ăn 5 bữa, trong đó có thể là 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
 
3. Không bỏ bữa sáng
 
Ăn sáng cung cấp 25% tổng số năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể trong cả ngày.
 
4. Ăn thực phẩm đủ màu sắc
 
Chế độ ăn uống của bạn cần đầy đủ các loại trái cây màu xanh lá cây, cam, vàng và các loại rau như bông cải xanh, cà rốt, dưa đỏ, quả mọng, các loại trái cây họ cam quýt... Những loại trái cây và rau này rất giàu vitamin C, vitamin A, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại bệnh, bao gồm cả ung thư.
 
5. Uống trà thảo dược
 
Hai tách trà xanh mỗi ngày có thể làm nên điều kỳ diệu cho da và tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
 
6. Lựa chọn chất béo lành mạnh
 
Hãy tận hưởng chất béo lành mạnh, bao gồm các axit béo omega-3 và các chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, hạt lanh, hạt mè, đậu nành, quả óc chó, hải sản (cá ngừ, cá hồi)... Tác dụng của loại chất béo này là làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
 
7. Chất xơ quan trọng
 
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, lúa mạch, hạt lúa mì nguyên chất, nhiều loại trái cây... nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn vì nó rất tốt cho quá trình tiêu hóa, giảm táo bón.

chia-khoa-quan-trong-nhat-trong-chuyen-an-uong

8. Protein hoàn hảo
 
Cung cấp protein cho cơ thể là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể bổ sung protein thực vật từ đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Protein động vật tốt nhất là từ cá và gia cầm. Protein có nhiệm vụ xây dựng cơ bắp và cung cấp năng lượng cho bạn.
 
9. Canxi
 
Canxi giúp chắc xương, tránh loãng xương... Bạn có thể bổ sung canxi cho cơ thể nhờ sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, tôm, hạt vừng và các loại rau lá xanh...
 
10. Vitamin B12
 
Đây là một loại vitamin hiếm. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu máu và trầm cảm. Nguồn vitamin B12 phong phú nhất là hàu, gan, cá, thịt bò, trứng, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bạn đừng quên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn của mình nhé.
 
11. Ăn nhẹ
 
Giữa các bữa ăn chính, bạn nên ăn nhẹ với hoa quả hoặc đồ ăn ít chất béo, đường. Những bữa ăn nhẹ này vừa giữ cho bạn duy trì mức năng lượng trong cả ngày lại không lo béo phì như các loại thực phẩm giàu chất béo khác.
 
12. Ăn các loại hạt
 
Mỗi ngày nên ăn một vài loại hạt (hạt lanh, óc chó...). Các loại hạt này là những thực phẩm nhiều calo, protein, chất béo lành mạnh, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Chia sẻ