Chỉ số HẠNH PHÚC của trẻ cao hay thấp có thể nhìn thấy qua 3 chi tiết của giáo dục gia đình: Mong cha mẹ đừng phạm sai lầm dù chỉ là 1 trong số đó
Một buổi phỏng vấn cuối năm với chủ đề mang tên "Bạn có hạnh phúc không?" đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi.
Một cô gái tên Tiểu Phương (Trung Quốc) chia sẻ: Cô có mối quan hệ rất không tốt với gia đình, đặc biệt là người mẹ khó tính. Mỗi lần giao tiếp, hai mẹ con đều không kiềm chế được cảm xúc và dẫn đến những cuộc cãi vã gay gắt suốt thời cấp ba. Để làm cha mẹ vui lòng, Tiểu Phương ngày nào cũng chăm chỉ học hành.
Khi mọi người trong ký túc xá đều đã ngủ, cô vẫn núp dưới những chiếc chăn có đèn ngủ để học thuộc từ và ghi chép bài học. Áp lực quá lớn, cô thậm chí bị trầm cảm nặng, không dám nhìn thẳng vào mắt cô giáo và không muốn nói chuyện với các bạn cùng lớp.
Phương nói rằng cô ấy không muốn gọi điện về nhà chút nào khi đi học đại học, trừ khi không có tiền sinh hoạt. Mỗi lần như vậy, cô lại nghe thấy một giọng nói mắng mỏ: "Ngoài đòi tiền, mày còn làm được gì, ở trường mua gì vậy?"…
Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người một việc, khi tham gia buổi họp lớp cách đây một thời gian, Tiểu Phương trông vẫn rất buồn. Thoạt nhìn, nó giống hệt với tính cách hướng nội và kỹ năng trò chuyện kém của cô hồi cấp 3. Ngoại trừ thỉnh thoảng trò chuyện với bạn cùng bàn cũ, Tiểu Phương gần như cúi đầu xuống và lặng lẽ. Nhiều người có thể cho rằng tính cách của Tiểu Phương quá thu mình và quá kiêu ngạo.
Thực tế, đằng sau vẻ ngoài lạnh lùng của cô là một tuổi thơ với những vết sẹo khó lành.
Trong nhận thức về giáo dục, ai cũng nhận thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ em, đặc biệt là cảm nhận thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc trải qua của cả cuộc đời.
Chỉ số hạnh phúc của trẻ có cao hay không có thể nhìn thấy qua 3 chi tiết của giáo dục gia đình, mong cha mẹ đừng phạm sai lầm dù chỉ là 1 trong số đó:
1. So sánh với các bạn xuất sắc cùng lớp
Mỗi bậc cha mẹ đều có một kỳ vọng tương đối đơn giản đối với con mình. Trong nhiều gia đình, những đứa trẻ tập đàn từ 2 tuổi, tập nhảy từ 3 tuổi, học tiếng Anh từ 3 tuổi và 4 tuổi đã bắt đầu học sách giáo khoa tiểu học…
Chúng ta đều hy vọng trẻ có thể thắng ngay vạch xuất phát. Để việc học của trẻ dễ dàng và tốt hơn, yêu cầu hàng ngày đối với trẻ thường cao hơn. Nhưng thực tế, trên con đường học vấn, sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đôi lúc dẫn đến có một số so sánh tiêu cực: "Tại sao con thi trượt", "Ngồi trong lớp học cùng nhau sao bạn cùng lớp làm được, con lại không thể"....
Những so sánh tàn nhẫn này trong cuộc sống hàng ngày sẽ để lại cho trẻ cảm giác tự trách khi thất bại. Nhiều bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng so sánh sẽ tạo động lực học tập nhưng so sánh quá mức sẽ trực tiếp làm giảm chỉ số hạnh phúc của trẻ, khiến tuổi thơ của trẻ luôn sống trong hoang mang, lo sợ, tức giận, thậm chí trầm cảm.
Nhà giáo dục người Ukraina Vasyl Sukhomlynsky từng nói: "Sứ mệnh của nhà giáo dục là khẳng định cá tính riêng của mỗi đứa trẻ, cho phép chúng thể hiện hết mình trong lĩnh vực đam mê".
2. "Mẹ không cần con nữa"
Bill Gates từng nói "ưu tiên hàng đầu của giáo dục là tạo cho trẻ cảm giác an toàn", chỉ số hạnh phúc của trẻ em có quan hệ mật thiết với việc chúng có được đảm bảo an toàn hay không.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, một bé trai 5 tuổi sống tại Kim Sơn, Thượng Hải, đã mất tích gần khu vực chùa Đông Lâm, khiến cho gia đình bé hoảng loạn vội chạy đi báo cảnh sát.
Được biết vào ngày hôm đó, bé trai cùng mẹ và bà ra ngoài chơi. Một lúc sau, cậu bé bắt đầu quậy phá, mè nheo đòi mua đồ chơi nhưng bị mẹ từ chối. Cô nói với con trai: "Con mà còn hư thế này, mẹ sẽ bỏ con đi đấy". Người mẹ ban đầu chỉ định bụng hù cho con trai sợ mà nghe lời. Sau một hồi quan sát, thấy con cứ ngồi im mãi một chỗ thì lại bắt đầu chủ quan. Chỉ trong vài phút bất cẩn, cô quay sang nói chuyện với mẹ và quay lại nhìn, đứa con đã biến mất.
Nhiều đứa trẻ sẽ lập tức trở nên ngoan hơn khi bị bố mẹ dọa nạt bằng lời nói và vì vậy, phụ huynh lại cho rằng đây là một cách dạy con mang đến hiệu quả nhanh chóng nhất. Thực tế cho thấy, hiệu quả có thể là tức thời nhưng hệ quả lâu dài của lời dọa nạt con là không thể lường trước được. Nghiên cứu tâm lý cho thấy, một đứa trẻ lớn lên trong lời đe dọa, hay nói cách khác là một hình thức bạo hành bằng lời nói, sẽ khiến chúng mang tâm lý sợ hãi, bất an, lâu dần tạo nên vết sẹo tâm lý hoặc dễ trở thành đứa trẻ nổi loạn.
Làm thế nào trẻ em có thể cảm thấy hạnh phúc trong một môi trường giáo dục thiếu an toàn như vậy? Giáo dục trẻ em cũng giống như việc xây dựng một tòa nhà cao tầng, ý thức an toàn là nền tảng của tòa nhà cao tầng, chỉ khi ý thức an toàn mạnh thì tòa nhà mới cao hơn!
Khi giao tiếp với con, phụ huynh cần phải cho chúng biết rằng chúng được tôn trọng tuyệt đối. Để cho con biết được rằng, bố mẹ ngày bé cũng giống như con, cũng từng trải qua những chuyện tương tự hoặc có các cảm xúc khó chịu giống như con đang gặp phải. Khi trẻ nhận được sự cảm thông, chúng có thể sẽ thoải mái hơn để nói về vấn đề của bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy đưa ra giải pháp hoặc cho trẻ tự đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề, điều chỉnh lại hành vi và cảm xúc.
3. Yêu cầu trẻ chia sẻ một món đồ yêu thích
Cảm giác an toàn của trẻ em chủ yếu đến từ ảnh hưởng của môi trường giáo dục, ngoài sự hòa nhập tình cảm do tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, mọi đứa trẻ cũng cần có cảm giác an toàn trước đồ vật. Khi người thân, bạn bè chơi đùa cùng nhau chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh. Một số phụ huynh sẽ trực tiếp yêu cầu con mình chia sẻ món đồ yêu thích để tránh xung đột.
Thực tế, kiểu yêu cầu và mệnh lệnh mà phớt lờ cảm xúc của trẻ là hoàn toàn không công bằng. Một mặt dễ khiến đứa trẻ mè nheo nảy sinh tính ỷ lại, đồng thời trực tiếp làm giảm chỉ số hạnh phúc của đứa trẻ bắt buộc phải chia đồ.
Những thứ yêu quý cũng giống như tình cảm mà con cái dành cho cha mẹ, nếu để chúng ra đi một cách tùy tiện thì trong lòng trẻ không tránh khỏi những mất mát. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là con nên ích kỉ và không được chia sẻ những điều con yêu thích, nhưng cha mẹ cần để con tự nguyện dưới sự hướng dẫn có ý thức và trải nghiệm niềm vui cùng những người bạn tốt.
Một cảm giác an toàn là một cảm giác hạnh phúc. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi hai cảm xúc này cũng sẽ lạc quan và tích cực hơn. Trong gia đình, khi đứa trẻ lớn lên với sự đồng hành của cha, sự lạc quan của mẹ, sự tự tin và được khẳng định cá tính của người con, sẽ tạo nên một đứa trẻ hạnh phúc.