Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai

Bài, ảnh: Hoàng Lê,
Chia sẻ

Đây cũng là nhóm nguyên nhân chính gây giảm ham muốn, giao hợp đau, giảm khoái cảm, không đạt được cực khoái ở phụ nữ.

Tiểu són, tiểu buốt rát, tiểu khó, đau vùng chậu kéo dài… là nhóm nguyên nhân chính gây giảm ham muốn, giao hợp đau, giảm khoái cảm khiến nhiều phụ nữ mặc cảm, tự ti, thậm chí né tránh và sợ hãi việc gần gũi với bạn đời.

Thông tin này được PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân, Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện (BV) Bình Dân cho biết trong buổi trò chuyện về các rối loạn niệu dục ở phụ nữ diễn ra vào ngày 22/7.

45% phụ nữ bị rối loạn tiết niệu

Cụ thể, những rối loạn chức năng đường tiểu dưới như tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt rát, tiểu khó, đau vùng chậu kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Đây cũng là nhóm nguyên nhân chính gây giảm ham muốn, giao hợp đau, giảm khoái cảm, không đạt được cực khoái ở phụ nữ.

Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ân trò chuyện với nhiều phụ nữ về các bệnh lý rối loạn niệu dục.

Những rối loạn này đe dọa đời sống hôn nhân của nhiều gia đình vì khiến nhiều phụ nữ mặc cảm, tự ti, thậm chí né tránh và sợ hãi việc gần gũi với bạn đời.

Thống kê cho thấy có tới 40-45% phụ nữ gặp phải các vấn đề về rối loạn tình dục và đang có xu hướng trẻ hóa nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

"Các bệnh lý rối loạn tiết niệu – sinh dục thường gặp ở phụ nữ có thể kể đến như viêm bàng quang cấp, viêm sinh dục, bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm, sa sinh dục, đời sống tình dục bị ảnh hưởng" – ThS.BS Phạm Hữu Đoàn, BV Bình Dân chia sẻ.

Viêm bàng quang hành hạ hàng triệu nữ giới

Nghiên cứu của Abrams P cùng cộng sự cho thấy, có ít nhất 1 triệu phụ nữ trong báo cáo nói rằng họ mắc chứng viêm bàng quang kẽ.

Hầu như tất cả phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh viêm bàng quang. Trong đó, 37% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang và tỉ lệ này đang ngày một tăng lên.

Triệu chứng của viêm bàng quang thường gặp là: Tiểu tiện nhiều lần; Tiểu không kiểm soát; Đau vùng xương chậu (đau hơn khi bàng quang đầy, khi giao hợp); Rối loạn chức năng ruột; Mệt mỏi kéo dài; Rối loạn miễn dịch; Nhạy cảm với thức ăn; Rối loạn gây đau cơ và khớp. Dị ứng; Thất bại trong sử dụng kháng sinh, thuốc kháng cholinergic.

Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai - Ảnh 2.

Bệnh viêm bàng quang ở nữ giới.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây viêm bàng quang ở phụ nữ là do cấu tạo đường tiểu, niệu đạo (đường dẫn nước tiểu) của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang gây viêm. Một số trường hợp bị viêm bàng quang do dùng thuốc tránh thai gây cản trở sự bài tiết, thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục - tiết niệu. Bệnh do vệ sinh vùng kín không đúng cách…

Tình trạng hẹp lỗ tiểu kéo theo vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang. Mỗi lần quan hệ tình dục, động tác giao hợp cũng góp phần khiến tình trạng này nặng hơn.

Do đó, nhiều trường hợp bị viêm bàng quang tái phát thường xảy ra sau khi giao hợp. Do khi khi phát hiện bất thường từ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ, bệnh nhân nên đi thăm khám để phát hiện và can thiệp kịp thời.

Để giảm nguy cơ gây viêm bàng quang, bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên uống mỗi ngày 1,5-2 lít nước để giúp cơ thể bài tiết tốt. Sau khi quan hệ nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở niệu đạo.

Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai - Ảnh 3.

Bác sĩ khuyên chị em nên chú ý giữ vệ sinh, uống nhiều nước.

Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh, nhất là trong thời gian kinh nguyệt. Tránh mặc quần áo ẩm ướt, chật và bí vì dễ kích thích mồ hôi tạo ra vi khuẩn.

Các cách điều trị khi mắc bệnh viêm bàng quang là dùng thuốc, luyện tập với máy hỗ trợ và phẫu thuật.

Căn bệnh nhiều phụ nữ âm thầm chịu đựng vì nghĩ do "đẻ nhiều"

Sa sinh dục (hay còn gọi sa các cơ quan vùng chậu), là tình trạng bàng quang, tử cung, và/hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Thống kê cho thấy bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 41% phụ nữ trên 60 tuổi. 10% phụ nữ Việt mắc bệnh sa sinh dục sau sinh.

Đáng nói, nhiều gười bệnh không biết là tình trạng bệnh của mình có thể chữa khỏi được mà chỉ nghĩ là do lớn tuổi và sinh đẻ nhiều nên phải âm thầm chịu đựng khổ sở.

Như trường hợp của bà Lìu Xí M. (91 tuổi) nhập viện vì bí tiểu, sốt cao và lạnh run. Người bệnh bị khối sa sinh dục (sa bàng quang và tử cung) trên 10 năm nay. Khối sa kéo rớt tử cung và bàng quang ra xa khỏi âm hộ làm cho bà M. không dám đi lại mà chỉ giới hạn mọi sinh hoạt quanh giường của mình.

Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai - Ảnh 4.

Cụ bà bị sa sinh dục được các bác sĩ giải cứu.

Thỉnh thoảng khối sa bị trầy xước, lở loét, chảy dịch làm cho người bệnh rất khổ sở. Thời gian gần đây do khối sa diễn tiến ngày càng nặng nên bà không thể tiểu được. Bà đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) trong tình trạng nhiễm khuẩn niệu rất nặng.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, BV ĐHYD cho biết, sau khi điều trị hết nhiễm trùng đường tiểu, cụ bà được làm phẫu thuật nội soi ổ bụng để khâu treo khối sa sinh dục.

Ngay sau phẫu thuật, khối sa sinh dục đã được kéo về vị trí cũ, không còn xuất hiện ở âm hộ gây khó chịu cho người bệnh. Sau mổ 1 ngày, người bệnh đã có thể đi lại được thoải mái, không còn bị "giam giữ" như 10 năm vừa qua.

Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai - Ảnh 5.

Sa sinh dục là căn bệnh có thể điều trị.

"Nguyên nhân của sa sinh dục là do hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu bị lão hoá, "nhão ra" nên không còn khả năng giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí giải phẫu của các cơ quan đó.

Giai đoạn sớm, người bệnh thấy có khối phồng không thường xuyên ở vùng âm hộ. Càng ngày, khối phồng vùng âm hộ càng sa ra ngoài nhiều hơn, đến khi tình trạng thật nặng thì khối sa thường trực nằm ở ngoài âm hộ không đẩy vào trong âm đạo được nữa" – bác sĩ Đức phân tích.

Theo các bác sĩ, ở giai đoạn sớm khi các cơ quan vùng chậu mới sa ít, phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn bằng các bài tập vật lý trị liệu vùng chậu. Khi đã vào giai đoạn muộn thì điều trị lý tưởng nhất là phẫu thuật để củng cố và tăng sức kéo của hệ thống dây chằng vùng chậu.

Để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục, phụ nữ cần hạn chế táo bón, hạn chế các bài tập thể dục làm tăng áp lực trong ổ bụng, giảm cân, tránh béo phì.

Chia sẻ