Chỉ 15 giây cả nhà máy bị san phẳng hoàn toàn, video tiết lộ khoảnh khắc tựa tận thế tại Mỹ khiến nhiều người run sợ
Khung cảnh cho thấy một nhà máy rộng tới 96.000 mét vuông bị san phẳng chỉ trong tích tắc.
Những ngày vừa qua, nhiều khu vực tại các quốc gia trên thế giới đã phải hứng chịu nhiều hình thái thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt hay thậm chí là lốc xoáy kinh hoàng.
Tại Mỹ, khu vực bang Nebraska đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn lốc xoáy vào hôm 26/04, khiến cho cơ quan chức năng khu vực này phải đưa ra tới 48 cảnh báo lốc xoáy, lập kỷ lục về cảnh báo trong một ngày tại Nebraska, để đảm bảo an toàn cho người dân.
Mặc dù cơn lốc xoáy đã qua đi, nhưng mới đây một đoạn video ghi lại cảnh tượng kinh hoàng của cơn lốc vẫn được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong đó, đoạn phim ghi cảnh tượng vào thời điểm cơn lốc xoáy ập đến nhà máy Garner Industries A tại khu vực Lincoln tại bang này.
Video ghi lại cảnh tượng nhà máy bị phá hủy chỉ trong vỏn vẹn 15 giây
Ban đầu, gió mạnh khiến cho các phương tiện xung quanh nhà máy rung lắc dữ dội. Tuy nhiên, chỉ 15 giây sau, phần mái và cả bức tường của nhà máy Garner Industries A cũng bị tốc lên, khiến nó bị đổ sập hoàn toàn. Phương tiện của nhân viên cũng bị hư hại ở nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí, có những chiếc xe ô tô còn bị gió cuốn rồi văng xa đến 70 - 90 mét khỏi bãi đậu xe.
Truyền thông địa phương cho biết, vào thời điểm cơn lốc quét qua, khu vực Lincoln của Nebraska đã hứng chịu cơn lốc xoáy dạng EF-3 (thiệt hại nặng) với tốc độ gió từ 219 đến 266 km/h.
Hiện trường tan hoang tại nhà máy sau khi cơn lốc quét qua
Khi nhà máy gặp sự cố kinh hoàng, có tới 70 công nhân đang làm việc bên trong nhưng may mắn chỉ bị thương nhẹ. Tuy nhiên, nhà máy cùng với số lượng lớn máy móc, công cụ và hàng tồn kho đã gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, buộc Giám đốc điều hành Ghana Scott McLain phải thông báo cắt giảm 62 nhân sự vào ngày 06/05 vừa qua.
Hiện tại, các nhân viên còn lại tại nhà máy đã được chuyển đến một nhà máy khác ở khu vực Lincoln, nhưng công ty vẫn chưa công bố liệu có xây dựng lại tại địa điểm cũ hay không.
Nguồn: The Guardian