Chết cười với bài văn tả bố lười của bé
Bài văn viết về bố, tả thực, vạch trần chuyện bố lười của bé khiến cư dân mạng cười ngất.
Một bài viết tả bố cực kỳ chân thực và ngô nghê đang được các bố, các mẹ lan truyền trên mạng xã hội. Đọc những lời văn hồn nhiên, dễ thương của bé, ai cũng phải cười ngất:
Ảnh chụp lại bài văn tả bố của bé (Nguồn: Facebook)
Bình luận của các mẹ "dọa" các bố cẩn thận không sau này con mình cũng làm văn tả bố lười - (Ảnh chụp màn hình)
"Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nằm ườn ra đấy. Đến bà to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy lần cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả da đình cùng dọn bố trả rọn rồi xuống chát... với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố từ nay em không làm ôxin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Ảnh chụp lại bài văn tả bố của bé (Nguồn: Facebook)
Bài văn của bé tuy ngắn, còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt nhưng thể hiện đúng sự đáng yêu, ngô nghê. Bé tả bố vô cùng chân thực, thật thà khai hết tội lười của bố: gọi ăn cơm không xuống, đi làm về chỉ nằm ườn, ăn cơm xong không dọn dẹp,... Bé cũng thành thật rằng chỉ yêu bố vừa thôi, chứ không yêu lắm.
Theo lời các cư dân mạng, bài văn được chính ông bố bé đăng trên trang cá nhân. Sau đó, các bố, các mẹ share bức ảnh này rộng rãi, nhiều fanpage cũng đăng tải lại ảnh chụp bài văn dễ thương này.
Bình luận của các mẹ "dọa" các bố cẩn thận không sau này con mình cũng làm văn tả bố lười - (Ảnh chụp màn hình)
Ngoài những lời khen bé đáng yêu, thích thú trước sự hồn nhiên của trẻ nhỏ, có rất nhiều bà mẹ ào ào vào tag facebook chồng trong bình luận dưới bức ảnh, răn đe: "Cẩn thận không con đi học cũng viết về anh như thế này đó".
Có bà mẹ nghiêm túc phân tích: "Buồn cười thì buồn cười thật, nhưng các ông bố, bà mẹ cũng phải nhìn vào đây mà suy nghĩ. Ai lại làm gương xấu cho con thế này. Trẻ con bây giờ rất thông minh, bố lười đến con cũng phải chê, lại còn sai vặt con, xưng tao với con, khiến con mất tình cảm với bố.
Bài văn hồn nhiên của bé mang lại những phút giây hài hước, nhưng cũng khiến các ông bố, bà mẹ phải suy nghĩ lại về nếp sống, cách cư xử trước mặt bé.