Chẳng được tôn vinh, cô giáo của bé tử vong vì tai nạn bị lên án là “đóng góp vào cái chết” của bé
Bạn có thể cứu người gặp nạn hay không, tùy bạn, đó là lựa chọn, nhưng đừng ngụy biện cho sự vô cảm của mình và “tấn công” những người đã hỗ trợ người bị nạn, như thể họ là tội đồ, là kẻ vô trách nhiệm với mạng sống của người khác.
Hai ngày sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đột ngột cướp 3 sinh mạng trên phố Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội) diễn ra, những thông tin tiếp theo về gia đình các nạn nhân, đặc biệt là bé G.H 6 tuổi cũng như người gây ra thảm kịch này vẫn đang được công chúng quan tâm, theo dõi. Bên cạnh những phỏng đoán về diễn biến vụ việc, cùng với những lời xót xa, chia sẻ cho số phận những người xấu số, đáng sợ thay, xuất hiện hàng loạt những quan điểm cho rằng, cô giáo và những người hỗ trợ – những người đã ở bên cạnh em bé những thời khắc cuối cùng của cõi đời – đã góp phần đẩy nhanh kết thúc của em.
Trên trang cá nhân của mình, một Facebooker khá đình đám trong cộng đồng mạng viết thế này: “Tinh thần cứu người và tình thương học sinh của cô giáo là cực kỳ bao la, nhưng tôi xin phép dội tặng cô một ca nước lạnh, vì tình trạng của cháu G.H diễn biến xấu đi cuối và cuối cùng là tử vong sau đó không lâu, rất có thể có đóng góp của cô và những công dân nhiệt tình tại hiện trường… R.I.P cháu bé, con chim nhỏ trúng tới hai phát đạn của đồng bào, cả kẻ ác nhân lẫn người tốt bụng, họ đều đã chung tay đẩy cháu sang bên kia sông Styx (âm phủ) chẳng vé khứ hồi”.
Một số quan điểm cho rằng, em bé G.H ra đi hôm trước một phần là do việc cứu người không có kỹ năng của cô giáo có mặt tại hiện trường.
Cùng với những dòng chữ có phần bỉ bai, châm biếm, Facebooker này mạnh mẽ tin rằng, những hành động xông xáo của cô giáo, cộng với sự thiếu hiểu biết về những nguyên tắc sơ cấp cứu và y khoa đã khiến cô là một tội đồ, hơn là người hỗ trợ.
Hung hãn hơn nữa, ngay trên trang cá nhân của cô giáo đã ở bên cạnh em bé trong cơn nguy kịch, phía dưới những chia sẻ đau xót của người tận mắt chứng kiến sự ra đi của sinh linh bé bỏng: “Sáng qua, trước khi đến nhà tang lễ để đưa con về cõi vĩnh hằng, mình tập trung học sinh và đi dọc hàng quân lớp con rồi đếm... Lớp con sĩ số thiếu 1. Dù đã xác định con mất rồi, dù chính tay mình cùng người nhà ký bảo lãnh bảo hiểm y tế để bệnh viện cho nhận thi thể con về... Vậy mà mình vẫn đếm... Sợ mình đang gặp ác mộng... Chỉ là ác mộng thôi... Phải không? Mọi người có hiểu cảm giác của mình không? Sao nỡ trách mình cứu không đúng cách là tiếp tay giết con?”, nhiều “anh hùng bàn phím” đã “tấn công” cô.
Họ rào rào nhảy vào bênh vực quan điểm “cứu người không đúng cách là tiếp tay giết người” kia, họ khoe mẽ về kiến thức sơ cấp cứu, giảng giải cho cô giáo và những người động viên cô vượt qua nỗi đau và dư luận rằng thế nào mới là quy trình đúng, họ chỉ trích cô rằng “không tiếp thu”, “không chịu học hỏi”, cho cô là “kẻ cứng đầu gây oan nghiệt”… vì cô nhẫn nại vào trả lời họ rằng, cô đã làm hết sức trong khả năng và cái tâm của mình. Không ít người, thậm chí còn coi trang cá nhân của cô như một “diễn đàn mở” để bàn về cách cấp cứu, về đạo đức “thật sự” và sự tỉnh táo khi gặp tình huống tương tự.
Vẫn chưa hoàn hồn vì cú sốc chứng kiến một hình hài bé nhỏ tan nát, đẫm máu gục trên tay mình, vẫn còn những áy náy, ân hận (dù sự việc ấy không phải lỗi của cô), người phụ nữ sắp tuổi về hưu ấy còn bị ném đá, còn phải nghe những chỉ trích, lên án nặng lời của một số dân mạng, những người ở ngoài, không đứng trong tình thế của cô. Có người còn phân tích: “Cô giáo nếu cứu giúp thành công và có tâm đã không bi bô lên kể lể. Đằng này cô ấy hành động bát nháo, kém hiểu biết thì phải tự suy xét lại mình. Đằng này cô to mồm lên án những người bình tĩnh khác là vô cảm để đề cao bản thân. Hành động đó không công chính, không hữu ích cho xã hội”.
Nhìn ở khía cạnh y học, họ chẳng sai. Đúng thế, phải có kỹ năng sơ cứu khi tham gia cứu hộ cứu nạn, nếu không, sự nhiệt tình của chúng ta có thể làm xấu thêm tình hình của người bị nạn. Họ bảo, sự vội vã, hấp tấp của ai đó trong khi cứu người bị tai nạn là “thảm họa”, vì không phải nhân viên y tế, chúng ta không nên động vào người bị nạn.
Họ cũng xui, cách tốt nhất để cứu người, đó là hãy khóa chặt cửa xe ô tô của bạn, hãy lỉnh đi thật nhanh để tránh đường cho xe cứu thương và cơ quan điều tra tới, đừng sờ vào đồ đạc cá nhân, đừng đưa người bị nạn đi viện, kẻo chúng ta sẽ vạ lây. Điều này cũng chẳng sai nốt, bởi những rầy rà khi làm người tốt chẳng phải là chuyện hiếm trên đời.
Những điều họ nói, không sai, nhưng điều đáng ngại là, nó có góp phần khiến những người tốt chùn tay trước một việc tử tế?
Họ quên rằng, việc dừng xe, gọi cấp cứu, hỗ trợ cho người bị nạn hay không, đó là quyết định, là lựa chọn của họ, nhưng họ không có quyền lên án và đổ tội cho những người đã dang tay với em bé ngã xuống hôm ấy ở phố Ái Mộ, chỉ vì em bé đã qua đời.
Cứu người như cứu hoả, hành động mà còn nghĩ và tính toán thì hết làm con người rồi! Nếu ai đó cứ tránh đối diện với rắc rối, tránh mở lòng, dang tay với ai đó vì “đó chẳng phải việc của mình” hay “mình không có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý” chuyện này, sự vô cảm chẳng phải sẽ ăn vào phản xạ?
Những người ấy, họ chẳng xấu, cũng không ai dám bảo họ vô cảm, nhưng cứ nhai đi nhai lại cái điều mà đáng lẽ chỉ cần nói một lần là mọi người đã hiểu, cứ đay nghiến và buộc tội cô giáo bé G.H và những người giúp cô là vô trách nhiệm với mạng sống của người khác, chính cái lý lẽ đúng đắn đến sắc lạnh và ác độc của họ, biết đâu đấy, sẽ dày vò không chỉ một người tốt như cô giáo, mà còn góp phần đẩy nhiều người tốt sẽ chọn cách sống vô cảm, thay vì làm một việc tử tế để an toàn cho bản thân.
Pháp luật có quy định rõ ràng về tội “thấy người chết mà không cứu”, nên có thể hiểu rằng việc cứu người, nếu khoan nói về khía cạnh nhân văn, thì trước hết nó là bổn phận, trách nhiệm mà chúng ta buộc phải tuân theo, dựa trên sự đồng thuận chung của cả cộng đồng. Còn nói một cách nôm na, cứ giúp đi, rồi biết đâu người thân người thương mình trong cơn rủi ro hoạn nạn nào đó dọc đường, cũng được một ai đó giúp lại như vậy.
Mạng người chẳng phải thứ để “rút kinh nghiệm”, và có thể lắm, sự nhiệt thành hồ đồ của chúng ta có thể làm hại ai đó thật, nhưng, để họ nằm đó, một mình trong sự đợi chờ dài đằng đẵng với câu hỏi: "Ai sẽ cứu tôi?", trong khi họ chỉ cách mình một sải tay, liệu có nên chăng?
Trên trang cá nhân của mình, một Facebooker khá đình đám trong cộng đồng mạng viết thế này: “Tinh thần cứu người và tình thương học sinh của cô giáo là cực kỳ bao la, nhưng tôi xin phép dội tặng cô một ca nước lạnh, vì tình trạng của cháu G.H diễn biến xấu đi cuối và cuối cùng là tử vong sau đó không lâu, rất có thể có đóng góp của cô và những công dân nhiệt tình tại hiện trường… R.I.P cháu bé, con chim nhỏ trúng tới hai phát đạn của đồng bào, cả kẻ ác nhân lẫn người tốt bụng, họ đều đã chung tay đẩy cháu sang bên kia sông Styx (âm phủ) chẳng vé khứ hồi”.
Hung hãn hơn nữa, ngay trên trang cá nhân của cô giáo đã ở bên cạnh em bé trong cơn nguy kịch, phía dưới những chia sẻ đau xót của người tận mắt chứng kiến sự ra đi của sinh linh bé bỏng: “Sáng qua, trước khi đến nhà tang lễ để đưa con về cõi vĩnh hằng, mình tập trung học sinh và đi dọc hàng quân lớp con rồi đếm... Lớp con sĩ số thiếu 1. Dù đã xác định con mất rồi, dù chính tay mình cùng người nhà ký bảo lãnh bảo hiểm y tế để bệnh viện cho nhận thi thể con về... Vậy mà mình vẫn đếm... Sợ mình đang gặp ác mộng... Chỉ là ác mộng thôi... Phải không? Mọi người có hiểu cảm giác của mình không? Sao nỡ trách mình cứu không đúng cách là tiếp tay giết con?”, nhiều “anh hùng bàn phím” đã “tấn công” cô.
Nhiều "anh hùng bàn phím" đã "tấn công" cô giáo của bé G.H ngay trên Facebook cá nhân của cô.
Họ rào rào nhảy vào bênh vực quan điểm “cứu người không đúng cách là tiếp tay giết người” kia, họ khoe mẽ về kiến thức sơ cấp cứu, giảng giải cho cô giáo và những người động viên cô vượt qua nỗi đau và dư luận rằng thế nào mới là quy trình đúng, họ chỉ trích cô rằng “không tiếp thu”, “không chịu học hỏi”, cho cô là “kẻ cứng đầu gây oan nghiệt”… vì cô nhẫn nại vào trả lời họ rằng, cô đã làm hết sức trong khả năng và cái tâm của mình. Không ít người, thậm chí còn coi trang cá nhân của cô như một “diễn đàn mở” để bàn về cách cấp cứu, về đạo đức “thật sự” và sự tỉnh táo khi gặp tình huống tương tự.
Vẫn chưa hoàn hồn vì cú sốc chứng kiến một hình hài bé nhỏ tan nát, đẫm máu gục trên tay mình, vẫn còn những áy náy, ân hận (dù sự việc ấy không phải lỗi của cô), người phụ nữ sắp tuổi về hưu ấy còn bị ném đá, còn phải nghe những chỉ trích, lên án nặng lời của một số dân mạng, những người ở ngoài, không đứng trong tình thế của cô. Có người còn phân tích: “Cô giáo nếu cứu giúp thành công và có tâm đã không bi bô lên kể lể. Đằng này cô ấy hành động bát nháo, kém hiểu biết thì phải tự suy xét lại mình. Đằng này cô to mồm lên án những người bình tĩnh khác là vô cảm để đề cao bản thân. Hành động đó không công chính, không hữu ích cho xã hội”.
Nhìn ở khía cạnh y học, họ chẳng sai. Đúng thế, phải có kỹ năng sơ cứu khi tham gia cứu hộ cứu nạn, nếu không, sự nhiệt tình của chúng ta có thể làm xấu thêm tình hình của người bị nạn. Họ bảo, sự vội vã, hấp tấp của ai đó trong khi cứu người bị tai nạn là “thảm họa”, vì không phải nhân viên y tế, chúng ta không nên động vào người bị nạn.
Họ cũng xui, cách tốt nhất để cứu người, đó là hãy khóa chặt cửa xe ô tô của bạn, hãy lỉnh đi thật nhanh để tránh đường cho xe cứu thương và cơ quan điều tra tới, đừng sờ vào đồ đạc cá nhân, đừng đưa người bị nạn đi viện, kẻo chúng ta sẽ vạ lây. Điều này cũng chẳng sai nốt, bởi những rầy rà khi làm người tốt chẳng phải là chuyện hiếm trên đời.
Những điều họ nói, không sai, nhưng điều đáng ngại là, nó có góp phần khiến những người tốt chùn tay trước một việc tử tế?
Cứu người như cứu hoả, hành động mà còn nghĩ và tính toán thì hết làm con người rồi! Nếu ai đó cứ tránh đối diện với rắc rối, tránh mở lòng, dang tay với ai đó vì “đó chẳng phải việc của mình” hay “mình không có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý” chuyện này, sự vô cảm chẳng phải sẽ ăn vào phản xạ?
Những người ấy, họ chẳng xấu, cũng không ai dám bảo họ vô cảm, nhưng cứ nhai đi nhai lại cái điều mà đáng lẽ chỉ cần nói một lần là mọi người đã hiểu, cứ đay nghiến và buộc tội cô giáo bé G.H và những người giúp cô là vô trách nhiệm với mạng sống của người khác, chính cái lý lẽ đúng đắn đến sắc lạnh và ác độc của họ, biết đâu đấy, sẽ dày vò không chỉ một người tốt như cô giáo, mà còn góp phần đẩy nhiều người tốt sẽ chọn cách sống vô cảm, thay vì làm một việc tử tế để an toàn cho bản thân.
Pháp luật có quy định rõ ràng về tội “thấy người chết mà không cứu”, nên có thể hiểu rằng việc cứu người, nếu khoan nói về khía cạnh nhân văn, thì trước hết nó là bổn phận, trách nhiệm mà chúng ta buộc phải tuân theo, dựa trên sự đồng thuận chung của cả cộng đồng. Còn nói một cách nôm na, cứ giúp đi, rồi biết đâu người thân người thương mình trong cơn rủi ro hoạn nạn nào đó dọc đường, cũng được một ai đó giúp lại như vậy.
Mạng người chẳng phải thứ để “rút kinh nghiệm”, và có thể lắm, sự nhiệt thành hồ đồ của chúng ta có thể làm hại ai đó thật, nhưng, để họ nằm đó, một mình trong sự đợi chờ dài đằng đẵng với câu hỏi: "Ai sẽ cứu tôi?", trong khi họ chỉ cách mình một sải tay, liệu có nên chăng?