Chăm chỉ ăn cà tím giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài và đây là lý do
Ăn cà tím thường xuyên có tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol... Đặc biệt bạn có thể sử dụng loại quả này để chữa viêm da, nám da.
Cà tím – Thực phẩm vàng trong cuộc sống hàng ngày đồng thời là thuốc quý trong Đông y
Theo Wikipedia, cà tím hay cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Cà tím có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Đây là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 - 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả cà tím là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm).
Cà tím hay cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực.
Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ô van thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
"Cà tím có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung nên được sử dụng để chữa các chứng ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da. Ăn cà tím thường xuyên có tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol", chuyên gia cho biết thêm.
Cà tím có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung nên được sử dụng để chữa các chứng ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong cà tím có chứa lượng vitamin P dồi dào có tác dụng tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết. Ngoài ra, cà tím còn có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vì giàu chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Chứa ít calo, đây cũng là thực phẩm hoàn hảo cho người muốn giảm cân. Magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cà tím, sử dụng thường xuyên sẽ giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm
Với những công dụng tuyệt vời ấy, cà tím hoàn toàn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ những món ăn hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cà tím được lương y Bùi Hồng Minh gợi ý mà chúng ta nên tận dụng:
Cà tím hoàn toàn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ những món ăn hàng ngày.
- Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, đem cắt miếng, mã đề làm sạch. Phi dầu, đổ tỏi, gừng, hành vào, sau đó đổ cà tím và mã đề vào xào chín. Mỗi ngày ăn một lần món ăn này sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp lại tốt cho đường tiểu.
- Chữa táo bón: Hàng ngày lấy khoảng 100-200g cà tím nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
- Giảm mỡ, hạ huyết áp: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Bỏ dầu vào phi hành, gừng, sau đó đổ gà vào xào sơ, đổ nước vào đun sôi. Bạn cho cà tím và sơn tra vào hầm nhừ, mỗi ngày ăn một lần.
- Chữa bí tiểu, giúp lợi tiểu: Sử dụng hạt cà tím đem sắc nước uống.
- Viêm da, vàng da: Nấu cà tím với gạo thành cháo, ăn liên tục trong nhiều ngày có thể giúp bạn có làn da khỏe, loại bỏ sắc tố vàng da.
Dân gian cũng sử dụng cà tím để chữa nám da bằng cách cắt cà tím thành những lát mỏng, sau đó áp lên vùng da bị nám 30 phút.
- Nám da: Dân gian cũng sử dụng cà tím để chữa nám da bằng cách cắt cà tím thành những lát mỏng, sau đó áp lên vùng da bị nám, sau 30 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm. Duy trì làm đều đặn theo những cách này sẽ giúp làm mờ những vết nám trên da bạn.
- Chữa viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài, gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ.
Mặc dù cà tím rất tốt nhưng chuyên gia lưu ý, cà tím có tính hàn, ăn nhiều không tốt cho người gặp các vấn đề về dạ dày, lá lách hay bị hen suyễn. Người bị bệnh thận không nên ăn cà tím vì cà tím có lượng oxalate cao, có thể gây sỏi thận.