Cha mẹ càng kém năng lực càng thích dùng PHƯƠNG PHÁP NÀY để giáo dục con cái: Đứa trẻ dễ nổi loạn, tương lai khó nên người

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Nhà giáo dục người Ukraina Vasily Suhomlinsky từng nói: "Mỗi khoảnh khắc bạn nhìn thấy con, bạn cũng nhìn thấy chính mình". Mọi vấn đề của con cái đều có thể tìm thấy ở cha mẹ.

Nhiều cha mẹ thấy những đứa trẻ khác luôn ngoan ngoãn và biết điều, trong khi con mình nghịch ngợm và nói lại thường than mình "số khổ". Trên thực tế, một đứa trẻ không ngoan thay vì trách mắng con, cha mẹ nên tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình. 

01

Có một cô gái tên là Weiwei (Trung Quốc), học sinh giỏi cấp 3. Cô ấy có cơ hội vào được một trường 985 danh giá, nhưng đột ngột bỏ học và đi làm. Điều gì đã khiến cô ấy thay đổi nhiều như vậy?

Hóa ra khi cô học năm nhất cấp ba, vì cha cô luôn rượu chè nên mẹ cô đi xa, cắt đứt liên lạc khiến cô cảm thấy bất lực, học lực sa sút nhanh chóng, ngày càng nổi loạn. Sự ra đi của mẹ cũng đã giáng cho bố Weiwei một đòn nặng nề! Chứng nghiện rượu của ông ngày càng trầm trọng, ở nhà, ông luôn đánh đập và mắng mỏ Weiwei. Cô bé không muốn về nhà sau giờ học. Sau đó, cô bỏ học và đi làm. Một đứa trẻ đáng ra được vào học ở một trường danh tiếng của đất nước thành ra như thế!

Trong một khảo sát trên 100 thiếu niên do bà thực hiện, nhiều đứa trẻ uống rượu và sử dụng chất kích thích. Khi được hỏi liệu bố mẹ sẽ nghĩ gì khi phát hiện ra, những thiếu niên này trả lời: "Họ không quan tâm đâu". Câu nói này cho thấy bố mẹ chúng chẳng hề để ý đến con cái.

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích dùng PHƯƠNG PHÁP NÀY để giáo dục con cái: Đứa trẻ dễ nổi loạn, tương lai khó nên người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

02

Nhà giáo dục người Ukraina Vasily Suhomlinsky từng nói: "Mỗi khoảnh khắc bạn nhìn thấy con, bạn cũng nhìn thấy chính mình". Mọi vấn đề của con cái đều có thể tìm thấy ở cha mẹ. Nếu bố mẹ mắc phải 3 thói quen này sẽ khiến con ngày càng nổi loạn mà thôi.

⚘ Cha mẹ "tiêu chuẩn kép", con cái khó tin tưởng và không chịu kiềm chế

Một cư dân mạng từng chia sẻ câu chuyện: Cách đây vài ngày, người hàng xóm đến nhà tôi giận dữ nói: "Con tôi cứ nghịch điện thoại và không làm bài tập về nhà tốt. Xin hãy dạy cho tôi một số kinh nghiệm để trẻ có kỷ luật!".

Tôi nói với anh ta: "Sau khi con anh tan học, hãy cất hết điện thoại di động của mình đi, đừng để chúng nhìn thấy và cầm lấy". Người bố ngạc nhiên: "Điều đó thật vô lý. Tôi đã làm việc được một ngày. Tôi muốn xem video để thư giãn đầu óc".

Một người lớn làm việc một ngày không phải là điều dễ dàng, nhưng một đứa trẻ cũng có thể rất mệt mỏi sau một ngày học ở trường và phải làm bài tập về nhà. Bạn có nghĩ đứa trẻ sẽ không bực bội nếu cha mẹ vẫn nghịch điện thoại trong khi chúng làm bài tập? Bé có thể nghĩ: "Tại sao người lớn có thể nghịch điện thoại, còn mình thì không?". Đây chính là cha mẹ "tiêu chuẩn kép".

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích dùng PHƯƠNG PHÁP NÀY để giáo dục con cái: Đứa trẻ dễ nổi loạn, tương lai khó nên người - Ảnh 2.

Cha mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái, nếu cha mẹ không quyết tâm thay đổi, rất có thể trẻ sẽ học cách như bạn. Nếu bạn có những thói quen xấu, bạn cũng có thể "lây bệnh" cho con cái.

Cha mẹ muốn chăm sóc con cái thì trước hết phải lo cho chính mình, chúng ta là tấm gương cho con cái, nên giáo dục con cái bằng chính hành động của mình chứ không phải bằng lời rao giảng. 

⚘ Cách đánh, mắng trẻ không những không rèn luyện được những đứa trẻ xuất sắc mà còn khiến trẻ cảm thấy tự ti hoặc nổi loạn

Ở nhiều nước châu Á trọng lễ nghĩa, một số bậc cha mẹ trong lòng đã có tư tưởng "người lớn tuổi", cho rằng con cái phải ngoan ngoãn, tuyệt đối nghe lời, không cần biết những gì họ nói là đúng hay sai. Nếu đứa trẻ không vâng lời thì sao? Đánh đòn, mắng nhiếc con cái là một phương pháp rất "hiệu quả", vừa nhanh chóng lại dễ dàng.

Nhưng việc cha mẹ bạo hành trẻ bằng hành động hay lời nói sẽ khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc. Không tin tưởng mọi thứ vào thế giới bên ngoài khiến trẻ trở nên khép kín, sống nội tâm, mặc cảm, rụt rè.

Dưới cây gậy sẽ không có con trai ngoan ngoãn, ngược lại khả năng cao là sẽ sinh ra một đứa con "nghịch tử". Khi cảm thấy mình mạnh mẽ và độc lập, trẻ sẽ bắt đầu nổi loạn chống lại cha mẹ và trở thành "kẻ thù" chống lại bạn trong mọi việc.

⚘ Cha mẹ hết lòng yêu thương con cái, làm mọi thứ vì con cái và không để con cái phải chịu bất cứ điều gì bất bình

Từng có chuyện một phụ huynh phát hiện con bị bạn ở trường mầm non bắt nạt. Người mẹ đứng đợi trước cổng trường, đánh con của người khác để trút giận cho con mình. Kết quả là bố mẹ hai bên cũng xảy ra mâu thuẫn lớn.

Cha mẹ không muốn con mình bị thiệt thòi, nhưng cha mẹ thông minh dạy con cách tự bảo vệ mình, trong khi cha mẹ lẩm cẩm sẽ dùng chính sức lực của mình để bảo vệ con. Trẻ em có thể trở nên hèn nhát dưới sự bảo bọc của cha mẹ. Chúng cũng có thể trở nên giống cha mẹ, không hiểu biết về quy tắc, kiêu ngạo và vô lý, quan hệ với bạn bè, mọi người xung quanh cũng rất kém.

Cha mẹ càng kém năng lực càng thích dùng PHƯƠNG PHÁP NÀY để giáo dục con cái: Đứa trẻ dễ nổi loạn, tương lai khó nên người - Ảnh 3.

Các nghiên cứu trong hơn 100 năm qua chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em là tình yêu vô điều kiện. Đứa trẻ cần biết rằng dù chuyện gì xảy ra, chúng vẫn có bố mẹ ở đằng sau yêu thương và bảo vệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ làm thay con mọi thứ. Bố mẹ nên giao cho trẻ một số việc nhà để con cảm thấy mình là người cần thiết. Bên cạnh đó, đừng quên khen ngợi những việc trẻ làm tốt và phê bình những hành động xấu.

Chia sẻ