Khi đi học MẦM NON, có hai tình huống trẻ rất dễ bị BẮT NẠT: Cha mẹ đừng phản ứng quá khích nếu không muốn con lớn lên "đầu gấu"

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Người lớn cần cảnh giác và ngăn chặn những mầm mống bắt nạt ngay từ khi còn nhỏ, thay vì đợi những kẻ bắt nạt thực sự xuất hiện rồi tìm cách giải quyết, đến lúc đó thì đã quá muộn.

Ngày nay, những vụ bắt nạt học đường thường xuyên bùng phát trên mạng khiến người ta không khỏi lo lắng. Bắt nạt học đường thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hầu hết các em lúc này đều có tâm lý nổi loạn rất mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, bắt nạt học đường không bỗng dưng xuất hiện. Nếu không được hướng dẫn một cách tích cực khi còn nhỏ, các em có thể trở thành thủ phạm của các vụ bắt nạt ở tuổi vị thành niên.

Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên trẻ tiếp xúc với tập thể, đây là lần đầu tiên trẻ đối mặt với xung đột với người khác, và cũng là giai đoạn phôi thai của việc đối phó với nạn bắt nạt học đường. Cha mẹ nên hướng dẫn vào thời điểm này, bảo vệ kẻ yếu và giáo dục "kẻ mạnh", để tránh những vụ bắt nạt nghiêm trọng hơn.

Khi đi học MẦM NON, có hai tình huống trẻ rất dễ bị BẮT NẠT, cha mẹ không nên phản ứng quá khích nếu không muốn con lớn lên "đầu gấu" - Ảnh 1.

Có một số tình huống bị bắt nạt ở trường mẫu giáo như sau:

1. Không thể lấy đồ chơi từ những đứa trẻ khác

Đồ chơi là thứ tranh giành nhiều nhất ở trẻ em. Nếu trẻ kể với cha mẹ rằng hôm nay trẻ bị người khác bắt nạt vì con không cho bạn chơi cùng thì cách đúng đắn của cha mẹ lúc này là nói với trẻ rằng đồ chơi là để chia sẻ. Hãy cố giải thích tại sao chia sẻ lại quan trọng như vậy trong cuộc sống. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp trẻ có những người bạn, khiến trẻ trở thành những người tốt bụng, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với trẻ.

Nếu trẻ luôn từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng cách diễn đạt khác. Gọi hành động đó là "mượn", "đổi lượt" thay vì "chia sẻ". Hãy giải thích rằng cho mượn chỉ là tạm thời, hay đổi lượt có nghĩa là sau khi người bạn chơi, sẽ tới lượt trẻ chơi món đồ chơi đó. Đôi khi, sự ác cảm với chia sẻ đơn giản là trẻ không thật sự hiểu được phạm vi, ý nghĩa của từ đó.

2. Vô tình bị người khác chạm vào làm tổn thương 

Trẻ em không thể tránh khỏi va chạm với nhau. Hầu hết các em không có sự đồng cảm và không biết cách hòa đồng với mọi người. Có thể là khi người khác vô tình chạm vào và làm tổn thương, trẻ có thể cảm thấy rằng người khác đang bắt nạt mình.

Khi điều này xảy ra, người lớn nên nói với trẻ: "Không sao cả, nếu người khác chạm vào con, con có thể nói to: "Bạn đã chạm vào tôi, hãy cẩn thận". Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn và để trẻ lỡ va vào ai đó nói "Con xin lỗi", sau đó cả hai làm hòa.

Trên thực tế, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo rất ít trường hợp bắt nạt học đường, hầu hết là những vấn đề nhỏ nhặt, nhưng vẫn cần thiết lập ý thức giữa các trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Nâng cao nhận thức của trẻ về các quy tắc

Hình thành cho trẻ nhận thức về các quy tắc ngay từ khi còn nhỏ, để khi trẻ lớn lên. sẽ nhận ra trong thâm tâm rằng không nên làm những điều đó. Tất nhiên, nhận thức về nội quy của trẻ nên bắt đầu từ những việc đơn giản, chẳng hạn như: Giờ giấc sinh hoạt đều đặn, tuân thủ quy tắc sinh hoạt tập thể, v.v.

Những nhận thức nhỏ về quy tắc này sẽ ăn sâu vào trái tim của trẻ, để trẻ hình thành thói quen tự giác tốt, trong cuộc sống tập thể sau này sẽ giúp kiềm chế hành vi của trẻ, không bắt nạt người khác.

Nhà trường và giáo viên có thể tổ chức công khai hơn về nạn bắt nạt học đường và nói với trẻ: Nếu gặp điều gì đó như trong bài giảng, em nên chủ động nói với giáo viên và phụ huynh.

Cô giáo cần nói với các con: Mọi người là một tập thể, các con trong lớp là anh chị em của mình, mọi người hãy đoàn kết, không chia rẽ. Giáo viên cũng nên khuyến khích những đứa trẻ mạnh mẽ giúp đỡ những đứa trẻ yếu ớt thay vì cười nhạo. Về lâu dài, những đứa trẻ mạnh mẽ sẽ có ý thức thích giúp đỡ thay vì bắt nạt người khác.

Cha mẹ nên cho trẻ sự đồng hành và động viên nhiều hơn, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, sự đồng hành có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và tin tưởng. 

Chia sẻ