Câu đố tiếng Việt: "Nhà có 2 anh em, xuân hạ thu đông, mùa nào cũng rét run cầm cập", đố là thứ gì?

Thanh Hương,
Chia sẻ

Đây là một câu đố vô cùng thú vị.

Hãy thử sức với câu đố dưới đây, để xem bạn có đủ nhanh nhạy, giàu trí tưởng tượng không nhé:

"Nhà có 2 anh em, xuân hạ thu đông, mùa nào cũng rét run cầm cập", đố là thứ gì?

Đầu tiên, vì câu đố là "thứ gì" nên chắc chắn "2 anh em" ở đây không phải chỉ người đâu nhé. Đây chỉ là cách nói "nhân hóa" mà thôi, thay vào đó hãy thử suy nghĩ đến những thứ có 2 bộ phận chẳng hạn. Tiếp đến vế "xuân hạ thu đông, mùa nào cũng rét run cầm cập", bạn hãy nhắm lại và nghĩ xem: Có sự gì mà quanh năm ngày tháng đều rét hay không?

Thứ gì mà lúc nào cũng rét, cũng lạnh thế nhỉ? Bạn nghĩ đến thứ gì? Thứ gì trong cuộc sống của chúng ta có đặc điểm như vậy?

Nếu nghĩ mãi mà không ra thì xin bật mí đáp án là cái "Tủ lạnh". Tủ lạnh giờ có cả loại 3 ngăn, 4 ngăn nhưng thông dụng nhất vận là là loại 2 ngăn - tức là "2 anh em" được nói đến trong vế đầu đó! Và tủ lạnh thì lúc nào chả lạnh phải không nào! Bạn chỉ cần mở ngăn cửa tủ lạnh ra, nhất là ngăn đá, đứng trước đó 30 giây thôi là rét run cầm cập lên rồi, lại còn tốn tiền điện nữa kìa. Nếu tủ lạnh mà không lạnh, thì thức ăn sẽ ôi thiu hết mất!

Câu đố Tiếng Việt: "Nhà có 2 anh em, xuân hạ thu đông, mùa nào cũng rét run cầm cập", đố là thứ gì? - Ảnh 1.

Một chiếc tủ lạnh 2 ngăn

Nhân tiện nói về tủ lạnh thì hãy cùng bổ sung một chút kiến thức về mọi đồ quen thuộc trong gia đình này nhé. Theo đó, ngay từ những năm 1.100 trước Công nguyên, các xã hội cổ đại ở Trung Quốc, Do Thái, Hy Lạp và La Mã đã thu hoạch băng, tuyết đồng thời đặt chúng trong các hầm đá hay các hố cách nhiệt giống như một kho lạnh. Tuy nhiên, chúng chỉ được dùng để làm đồ uống chứ chưa thực sự ứng dụng vào việc bảo quản thực phẩm. Có thể đến năm 400 trước Công nguyên, những người Ba Tư mới bắt đầu sử dụng kho lạnh để bảo quản thức ăn. Đây chính là những chiếc tủ lạnh tự nhiên đầu tiên.

Lịch sử của tủ lạnh nhân tạo có thể bắt đầu từ năm 1755, khi giáo sư người Scotland William Cullen thiết kế ra hệ thống làm lạnh đầu tiên. Ông dùng một chiếc bơm để hút hết không khí từ bình chứa diethyl ether (còn gọi là ete, cồn hoặc rượu - là một chất lỏng dễ bay hơi) rồi đun nóng nó. Sau khi chất lỏng bay hơi, nó sẽ hấp thụ nhiệt độ từ môi trường xung quanh để hóa lỏng trở lại. Cách làm này đã tạo ra được một ít băng đá tuy nhiên nó gần như không có ứng dụng thực tế ở thời điểm này.

Đến năm 1835, Jacob Perkins, nhà vật lý, phát minh và đồng thời là kỹ sư cơ khí người Mỹ đã được coi là "cha đẻ của tủ lạnh" với bằng sáng chế GB 6662/1835 về "Thiết bị và phương tiện sản xuất đá trong chất lỏng làm mát". Đây là một hệ thống làm lạnh khép kín sử dụng chu kỳ nén của Oliver Evans. Mặc dù nó hoạt động khá hiệu quả nhưng vẫn không đem lại nhiều lợi ích về mặt thương mại. Và trong một vài năm sau đó, nhiều người đã nỗ lực để sản xuất ra một thiết bị có khả năng làm lạnh với ứng dụng thực tế cao song tất cả đều thất bại.

Những năm sau này, các kỹ sư, giáo sư kỹ thuật liên tục nghiên cứu để cho ra đời những loại tủ lạnh tối ưu hơn, bổ sung thêm các kỹ thuật mới như làm đá tự động và rã đông tự động... Hiện nay, những chiếc tủ lạnh đã được phát triển, cải tiến để trở nên hiện đại hơn rất nhiều. Chúng có thêm các tính năng mới như tự động rã đông, cảnh báo mất điện, hiển thị nhiệt độ tối đa của tủ khi mất điện, trang bị hệ thống lọc nước….

Chia sẻ