Câu đố Tiếng Việt: LE trong từ "LẤY LE" nghĩa là gì? – Đáp án siêu bất ngờ, kiến thức phải khủng lắm mới trả lời đúng!
99% người dùng không hiểu nguồn gốc của từ "lấy le".
Trong cuộc sống, từ "lấy le" được sử dụng phổ biến. Chắc hẳn mọi người đều từng nghe những câu kiểu như: "Anh ta làm vậy để lấy le với bạn ấy mà", "Anh ta đang lấy le với cô gái ấy", "Đừng lấy le nữa!",… Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc "le" trong "lấy le" nghĩa là gì, nó có nguồn gốc ra sao?
Trong cuốn Tầm Nguyên từ điển Việt Nam của học giả Lê Ngọc Trụ có giảng như sau: "Le (lấy): Làm bộ, làm tịch theo cung cách cao hơn địa vị thật sự của mình. Ví dụ: Hắn có tật lấy le với kẻ lạ". Trong nhiều tư liệu khác cũng giải thích, những người hay "lấy le" là những người cố tỏ vẻ, cố làm ra vẻ gì đó khiến người khác thích thú, ngưỡng mộ mình.
Cho những ai chưa biết, "le" ở đây là một từ gốc tiếng Pháp, phiên âm của "l'air". Từ này có nghĩa là "không khí" hay "dáng vẻ". Hẳn vì vậy mà trong cuốn Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức, "le" còn được định nghĩa là khí trời và "vẻ, dáng".
Tóm lại, "le" là phiên âm của từ "l'air" trong Tiếng Pháp, hiện được dùng với nghĩa là "làm bộ, ra vẻ tốt hơn bản chất thật của mình".
Thông thường, người đàn ông (phái nam) thường là người "lấy le" với phụ nữ, các bạn gái xung quanh. Việc "lấy le" thể hiện qua những cử chỉ như: Ăn mặc chỉn chu, luôn nở nụ cười thân thiện và hòa đồng với mọi người. Hoặc họ là người sẵn sàng thanh toán tiền ăn uống dù chưa thân thiết. Đương nhiên sau những hành động "lấy le" đó, họ sẽ được người khác chú ý, thích thú, thậm chí là ngưỡng mộ.
Các chàng trai thường sử dụng nhiều hành động "lấy le" với bạn nữ, có thể là sự ga lăng, nhanh nhẹn, sốc vác; cũng có thể dùng sức mạnh để ra tay bảo vệ các cô gái. Hành động này bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cũng có thể nằm trong toan tính nhằm lấy lòng đối phương.
"Lấy le" là một hành động không hề xấu về bản chất. Nó đơn giản là việc thể hiện bản thân theo chiều hướng tốt nhằm đạt được mục đích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có những người cố gắng "lấy le" mang tính tức thời. Nếu đạt được mục đích rồi thì họ sẽ không thể hiện như vậy nữa.
Bên cạnh đó, Tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ có nghĩa thú vị, chẳng hạn như:
Nghèo rớt mồng tơi: Mồng tơi (mùng tơi) là phần trên của áo tơi dùng để che nắng mưa. Từ này hiện được dùng ở một số tỉnh miền Trung. Từ này dùng để chỉ những người có hoàn cảnh nghèo khó.
Làm thinh: Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê là chủ biên có giải thích: "Làm thinh là cố ý im lặng, không nói năng hay tỏ thái độ gì". Chúng ta sẽ hiểu như sau: "Thinh" = "nín thinh", "lặng thinh". Chữ "thinh" là biến âm của từ "thanh", nghĩa là tiếng động. Như vậy, "nín thinh" là nín tiếng, "lặng thinh" là lặng tiếng.
Mượn gió bẻ măng: Bắt nguồn từ việc lợi dụng khi gió to, mọi người không ra ngoài được nên xuất hiện kẻ xấu bẻ trộm măng. Việc bẻ trộm măng liên quan đến lệnh cấm bẻ măng để giữ tre, chắn gió và cát. Câu này có nghĩa là mượn tay ai đó để làm một hành động xấu xa.
Chuột rút: Chỉ tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, thường là co cơ lạnh hay hoạt động quá sức. Từ này bắt nguồn từ Tiếng Hy Lạp, "mus" vừa có nghĩa là "chuột" (rat, souris), vừa có nghĩa là "bắp thịt" (muscle); trong Tiếng Pháp, bắp thịt của con dê, con cừu, con hươu, con nai được gọi là "chuột" (souris); trong Tiếng Nga, từ "bắp thịt" cũng có nguồn gốc từ "chuột".