Câu đố Tiếng Việt: 'Để nguyên tiễn người về quê, thêm dấu trở thành món ăn cúng ông bà, là gì?'
Đố bạn trả lời đúng câu này trong 30 giây.
Tết đến xuân về, trong không khí gia đình sum vầy, đoàn tụ, hãy cùng giải trí bằng những câu đố vui. Các câu đố vừa đem lại những tràng cười sảng khoái, vừa giúp chúng ta có thêm nhiều vốn kiến thức. Dưới đây là một câu đố chữ rất thú vị, mọi người có thể tham khảo đố vui nhau trong ngày Tết:
"Để nguyên tiễn người về quê, thêm dấu trở thành món ăn cúng ông bà, là gì?"
Thứ gì mà lạ lùng thế nhỉ? Chỉ cần bỏ dấu mà công dụng đã khác biệt hoàn toàn như thế? Với câu đố này, rất nhiều người đã phải vò đầu, bứt tai nghĩ mãi mà không ra được đáp án. Nếu đã nghĩ khá lâu rồi mà vẫn không biết đây là gì thì mọi người có thể tham khảo đáp án của chúng tôi nhé. Đó chính là chữ "Ga", thêm dấu thành "Gà".
"Ga" đúng là nơi ngươi ta đến để bắt xe, bắt tàu về quê rồi, còn "gà" thì xa lạ gì nữa, đó chẳng phải là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng hay sao!
Nhân tiện nhắc về gà thì đây là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn.
Tuy vậy, ở một số giống gà như giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi nhọn. Có thể phân biệt trống - mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông trông tựa như râu ở người.
Mặc dù nhìn chung những cá thể gà nhẹ cân có thể bay quãng ngắn ở tầm thấp như qua hàng rào hoặc bụi cây, nhưng hầu hết các giống gà nhà thuộc nhóm chim đào bới nên không có khả năng bay xa như nhóm chim bay với cấu tạo cơ thể đầy đủ bộ phận thích nghi tập tính trên không. Gà thỉnh thoảng bay từng chập khi khám phá khu vực xung quanh hoặc trốn khỏi nguy hiểm.