Câu đố Tiếng Việt: "Có mũi mà chẳng có mồm, thế mà đến bến chuyên môn ăn hàng, đố là gì?" – Nghe đáp án bật cười bởi quá… hài hước!
Bạn có đoán ra con gì có dáng hình kỳ lạ như vậy không?
Dù đã trải qua hơn 4 năm phát sóng nhưng đến nay, chương trình Nhanh như chớp vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo từ khán giả. Chương trình do Đài Truyền hình TP. HCM và Công ty Đông Tây Promotion phối hợp sản xuất, có bản quyền từ Thái Lan. Mỗi vòng chơi sẽ tập hợp những câu đố thú vị, gồm nhiều thể loại như: Đố vui, đố chữ, đố kiến thức, đố mẹo,… ở tất cả các lĩnh vực khác nhau.
Trong vòng 2, mùa 2, tập 25 – chương trình Nhanh như chớp đã đưa ra một câu hỏi hài hước nhưng không hề đơn giản. Câu đố có nội dung như sau:
"Có mũi mà chẳng có mồm
Thế mà đến bến chuyên môn ăn hàng. Đố là gì?".
Không hiểu con gì mà có hình dáng lạ như vậy? Con gì có mũi nhưng không có miệng, lại chỉ "ăn hàng"? Đây là một câu đố mẹo, nếu suy nghĩ theo hướng thông thường thì sẽ không đưa ra được đáp án. Sau một hồi suy luận cùng với sự gợi ý của MC Trường Giang, người chơi đã đưa ra câu trả lời: CON THUYỀN. Đây cũng là đáp án chính xác được chương trình ghi nhận.
Con thuyền có mũi bởi chúng ta thường gọi là "mũi thuyền" và tất nhiên là "không có mồm". Còn "ăn hàng" ở đây chỉ việc thuyền cập bến để vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.
Con thuyền là tên gọi chung của các phương tiện giao thông trên mặt nước, thường là đường sông, hoạt động bằng sức người, sức gió hoặc gắn theo động cơ là máy nổ loại nhỏ. Thuyền dùng để chở người hay hàng hoá, vật dụng.
Tuỳ theo cấu tạo và kích thước, chúng ta có thể chia ra theo nhiều loại khác nhau. Thuyền nhỏ bao gồm: Xuồng, ghe, thuyền độc mộc, thuyền nan, thuyền thúng,… Thuyền có động cơ kèm theo gồm: Thuyền máy, du thuyền, ca nô,… Thuyền gắn thêm cánh buồm, hoạt động bằng sức gió có thuyền buồm Trung Quốc, Carave, thuyền buồm,… Thuyền lớn gồm: Tàu thuỷ, tàu du lịch, tàu hài quân, tàu hàng hải,…
Thông thường để chở hàng hoá khối lượng lớn, người ta sẽ sử dụng loại thuyền lớn, hay còn gọi là tàu thuỷ. Tàu thuỷ là một công trình kỹ thuật nổi, có thể chuyển dịch trên mặt nước hay ngầm dưới nước. Tàu di chuyển theo hướng đã định, với tốc độ cần thiết. Tàu thuỷ thường phân biệt với thuyền dựa trên kích thước và khả năng hoạt động độc lập trong một thời gian kéo dài.
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển, trong khi gió thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Đến khi cuộc Cách mạng Công nghiệp vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng hải một sản phẩm chế tạo sinh ra động lực, đó là máy hơi nước. Từ đó, tàu thuỷ ra đời.