Câu đố tiếng Việt: 'Cá gì mang tiếng có chân mà chẳng biết đi?' - Nghe đáp án phải phì cười vì quá bất ngờ
Bạn có đoán ra được đây là loại cá nào không?
Một câu đố chữ trong chương trình Nhanh như chớp dưới đây từng gây bão cộng đồng mạng. Câu đố có nội dung như sau:
"Cá gì mang tiếng có chân mà chẳng biết đi?".
Đã có chân thì chắc chắn phải biết đi, biết chạy, nhảy đúng không? Nhưng bạn cần lưu ý đây là một câu đố chữ và cá thì làm gì có chân? Chính vì thế, bạn cần mở rộng tư duy, chịu khó liên tưởng mới có thể tìm ra đáp án.
Còn nếu vẫn chưa có câu trả lời cho mình thì hãy tham khảo đáp án mà chương trình đưa ra: CÁ GIÒ.
"Giò" còn có nghĩa là chân, chi. Chẳng hạn trong bóng đá có cụm từ “treo giò”. Thế nhưng "giò" trong "cá giò" lại là tên gọi của 1 loài cá. Tất nhiên về ngữ nghĩa, 2 chữ "giò" này không liên quan đến nhau. Nhưng người ta đã vận dụng hiện tượng đồng âm để sáng tạo nên một câu đố chữ hóc búa.
Nhân tiện nhắc đến cá giò hay còn được gọi là cá bớp thì đây là loài cá có giá trị thương phẩm cao. Thịt cá thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng.
Giống cá này được du nhập từ đất nước Na uy. Chúng có nhiều ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó, nhiều nhất là phía đông và Tây của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ và Nhật Bản lại không có giống cá này. Ở Việt Nam, cá giò có nhiều ở cá tỉnh Phú Quốc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu.
Cá giò có kích thước khá lớn có thể nặng từ 5-10 kg, thậm chí có con nặng hơn. Đầu cá khá to, miệng rộng, hàm răng khá sắc nhọn còn mắt lại khá bé. Cá này có thân hình thuôn dài. Cà giò có vảy nhưng chúng rất nhỏ và cứng, vảy cá tập trung nhiều ở phần gáy lưng. Da cá dày, bên dưới có lớp mỡ giúp cơ thể chúng thích nghi với các điều kiện thời tiết khác nhau.
Lưng cá có vây dài và lớn, gần mang cá cũng có 2 vây. Đuôi cá giò cứng và có hình lưỡi liềm. Cá giò có màu đen xám nhưng phần bụng lại có màu trắng xám. Cá giò có thể sống tới 15 năm.
Cá giò tự nhiên sống ở vùng nước mặn tức ở biển, cũng có một số sống ở các vùng nước lợ. Loài cá này sống đơn độc chỉ khi đến mùa sinh sản chúng mới tập trung thành bầy đàn tụ tập ở các xác tàu hoặc rặng san hô.
Cá giò là dòng ăn tạp. Loài cá này cũng thường đi theo cá mập, rùa, cá đuối để ăn thức ăn thừa của chúng. Cá giò ăn nhiều và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cá giò sinh sản bằng cách đẻ trứng. Chúng đẻ và để trứng trôi tự do cho đến khi nở. Thông thường từ tháng 4-10 là thời gian cá sinh sản. Lúc này chúng mới tập trung thành bầy đàn.