Câu đố: Mẹ cha thì ở Diêm Vương, sinh con lại ở Tây Phương Phật đài - Là gì?
Đáp án đơn giản đến không ngờ!
Mẹ cha thì ở Diêm Vương, sinh con lại ở Tây Phương Phật đài - Trong cuộc sống, bạn có nghĩ ra được con gì, vật gì có đặc điểm của “cha mẹ” - “con cái” mâu thuẫn đến vậy không? Nghe qua phức tạp nhưng câu trả lời thì đơn giản không tưởng. Bật mí đó là một loài hoa cực kì quen thuộc, ở Việt Nam đâu đâu cũng dễ dàng tìm thấy.
Nếu tới đây bạn vẫn chưa nghĩ ra được thì hãy đọc tiếp 4 câu ca dao sau: "Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Đáp án chính xác là Cây sen và hoa sen.
Sen là một loài cây thủy sinh lâu năm mọc ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Cây sen sống và sinh trưởng nơi bùn lầy, vị trí cực kì tối tăm, dơ bẩn. Vậy nên mới có ví von "mẹ cha thì ở Diêm Vương", ý chỉ một thế giới ở sâu dưới tầng đất của loài người. Nhưng từ vị trí đó, sen vẫn nảy mầm kiên nhẫn vươn lên, nở ra những đóa hoa xinh đẹp, thanh khiết.
"Sinh con lại ở Tây Phương Phật đài" bởi nói đến hoa sen, chúng ta thường thấy tượng đức Phật ngự trên tòa sen. Ngoài ra, hoa sen còn đi vào trong những câu chuyện Phật học, gắn liền với hình ảnh Đức Phật đản sinh và câu chuyện đi bảy bước nở hoa lưu truyền trong dân gian.
Về nguồn gốc lịch sử, cây sen có quê hương ở Ai Cập. Vào thời cổ đại, cây sen đã mọc dọc bờ sông Nile của đất nước này. Về sau, người Ai Cập mang sen sang các quốc gia khác như Assyria, Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc,… Hiện nay, cây sen cũng đã được trồng ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Tây Âu.
Ở Việt Nam, cây sen phân bố ở ba miền. Chúng sinh sôi và mọc hoang ở vùng sông hồ, ao,… Sen còn được trồng làm cảnh, trồng để thu hoạch,… Thân cây và rễ cây được dùng để chế biến các món ăn cũng như ứng dụng trong y học chữa bệnh.