Câu chuyện gây tranh cãi: Con trai bị cửa kẹp tay, bố mẹ yêu cầu người qua đường bồi thường vì không giữ cửa hộ
Mới đây, một vụ việc xảy ra ở Hàn Quốc đã gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng.
Ngày 22/7, trên một diễn đàn nổi tiếng Hàn Quốc đăng tải bài viết với tựa đề "Tai nạn trẻ bị kẹp tay vào cửa. Cha mẹ cậu bé đã yêu cầu người phụ nữ đi ra ngoài trước đó phải bồi thường", đồng thời đính kèm video giám sát về tình huống lúc đó.
Đánh giá từ video, một cậu bé mặc áo phông ngắn tay màu xanh lam đang đi ra ngoài khách sạn và một người đàn ông được cho là cha của đứa trẻ đã mở cửa để đứa trẻ ra ngoài. Sau khi đứa trẻ bước ra, người đàn ông lập tức buông cửa ra.
Sau đó, trước khi cửa chuẩn bị đóng lại, một người phụ nữ tóc ngắn đã nắm lấy tay cửa, đẩy cửa bước ra. Sau đó, khi cửa chuẩn bị đóng lại, cậu bé định quay lại khách sạn lần nữa nhưng khi vừa đưa tay ra thì đã bị kẹp. Cậu bé lập tức rút bàn tay lại với vẻ mặt đau đớn.
Cư dân mạng xem video đã bày tỏ sự phẫn nộ khi biết tin phụ huynh muốn yêu cầu cô gái tóc ngắn bồi thường thiệt hại. Cư dân mạng cho rằng: "Tại sao chúng ta phải yêu cầu người phụ nữ này bồi thường?", "Người phụ nữ này không làm gì sai cả", "Nếu bố mẹ cũng ở cạnh con cái thì đó là sự sơ suất của cha mẹ",...
Thực tế, tại Hàn Quốc đã từng xảy ra trường hợp tương tự. Năm 2019, tại một nhà hàng gà rán ở Gwanak-gu, Seoul, sau khi cha của đứa trẻ mở cửa bước ra, một nam giới A khác đã lập tức nắm lấy cửa bước vào cửa hàng rồi buông ra. Cùng lúc này, đứa trẻ đi ra ngoài qua cánh cửa mở. Kết quả, cánh cửa đóng lại trước khi cậu bé 4 tuổi kịp ra ngoài khiến ngón giữa và ngón đeo nhẫn của cậu bé bị kẹp.
Kiểm sát viên đã khởi tố sơ bộ đối với A về tội vô ý gây thương tích. Tuy nhiên, ông A cho rằng: “Không thể đoán trước được nạn nhân sẽ bị thương, đồng thời ông cũng không vi phạm nghĩa vụ chăm sóc cần thiết”.
Kết quả tòa án tuyên phạt A mức phạt 2,5 triệu won (khoảng 46 triệu đồng). Khi đó, tòa án tuyên bố: “Vết thương của nạn nhân rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của nạn nhân. Thương tích của nạn nhân có thể là do sự sơ suất của cha mẹ, nhưng sự sơ suất của bị cáo cũng không thể miễn trừ”.
Nguồn: Sina