Cặp vợ chồng U40 mua căn hộ ở ngoại thành Hà Nội, vừa ở đổi gió vừa kinh doanh đắt khách

Lam Anh,
Chia sẻ

Để tiết kiệm chi phí, 2 vợ chồng đã cùng nhau tìm hiểu, tham khảo rồi lên phương án thiết kế căn nhà thứ 2 này.

Hậu an cư lạc nghiệp, những người thành đạt thường hướng đến nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc đầu tư. Có một không gian yên tĩnh, riêng tư và cách xa thành phố đông đúc, bộn bề để tận hưởng khoảnh khắc thư giãn có lẽ là những gì cơ bản nhất khi nhắc đến "Second home". Cụm từ này, với mỗi người lại nằm ở từng phân khúc khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tài chính. Đó có thể là một căn biệt thự ven biển cao cấp, một khu homestay dưới chân đồi và cũng có thể là một căn chung cư cao cấp, đáp ứng đủ nhu cầu và mong muốn của chủ nhân.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu căn hộ của vợ chồng anh Tùng Nguyễn (sinh năm 1987, hiện đang làm trong ngành truyền thông tại Hà Nội).

Muốn đổi gió về với thiên nhiên, cặp vợ chồng u40 mua căn hộ ở Ecopark rồi thiết kế theo phong cách Japandi, chi phí chỉ 100 triệu đồng - Ảnh 1.

"Vì muốn thỉnh thoảng đổi gió về với thiên nhiên nên 2 vợ chồng tôi đã chọn một căn hộ bên Ecopark vừa kết hợp làm homestay. Sau khi tìm hiểu và tham khảo rất nhiều phương án khác nhau, chúng tôi chọn phong cách Japandi làm thiết kế chính cho căn hộ này", anh Tùng Nguyễn cho biết ngân sách hoàn thiện ngôi nhà thứ 2 này của 2 vợ chồng chỉ hết 100 triệu đồng.

Để mang tới cảm giác thư giãn và thoải mái, dễ chịu, vợ chồng anh Tùng đã chọn gỗ và sử dụng màu sắc dịu nhẹ, ấm áp làm thiết kế chính.

Để tiết kiệm chi phí, anh Tùng cho biết đã tham khảo các phong cách thiết kế trên Pinterset, IÍntagram, sau đó tự lên ý tưởng và mô tả lại cho bạn thiết kế đồ nội thất gỗ trong nhà.

"Phần đồ gỗ như tủ bếp, giường, giá sách… chiếm 50% ngân sách. Còn lại là chi phí cho các thiết bị gia dụng và đồ decor khác", anh Tùng nói.

Muốn đổi gió về với thiên nhiên, cặp vợ chồng u40 mua căn hộ ở Ecopark rồi thiết kế thật đẹp, để vừa ở vừa làm homestay - Ảnh 3.

Toàn bộ đồ dùng trong nhà đều có nét thiết kế mảnh mai, giúp không gian có cảm giác được mở rộng, bớt chật chội và ngột ngạt hơn.

Chiếc bàn ăn được đặt ngay gần khu vực cửa ra vào phòng ngủ. Tại đây, 2 vợ chồng đã lắp đặt thêm 1 chiếc tủ gỗ để đựng những món đồ trang trí.

Vì diện tích nhà không lớn nên cả 2 không trang trí nhiều, cũng không sử dụng những món đồ có nhiều họa tiết. Thay vào đó, tất cả đều được thiết kế tinh giản và nhẹ nhàng. Đơn cử, chiếc đèn được lắp đặt ở bàn ăn cũng vậy, nó khá nhỏ nhắn và thiết kế đơn giản chứ không hề cầu kì. Tuy nhiên, điểm nhấn của nó nằm ở phần thiết kế có gam màu cam, giúp đồng nhất với những món đồ trang trí khác như: Ghế ngồi, chiếc đồng hồ hình đĩa than hay bức tranh...

Đối diện bàn ăn chính là khu vực bếp.

Khu vực bếp cũng được thiết kế khá nhỏ, không có bàn đảo hay kệ tủ âm trần. Thay vào đó chỉ là những chiếc kệ lưu trữ dùng để đựng một vài món đồ trang trí. Lựa chọn thiết kế này có thể nói vô cùng phù hợp trong một căn nhà dùng để nghỉ dưỡng hoặc làm homestay. Lý do là bởi nó mang tới cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu nhưng khi cần vẫn luôn đủ đầy.

Phía trong phòng ngủ chính cũng được thiết kế tối giản, công năng hoàn toàn phù hợp để nghỉ ngơi và có một giấc ngủ êm ái. Thay vì chọn hệ tủ nhiều hộc tốn diện tích và dễ gây ngợp, anh Tùng chọn thiết kế giường dạng tấm phản gỗ, có hộc tủ lưu trữ ở phía dưới. Cuối chân giường là những chiếc kệ gỗ, thiết kế mảnh mai.

Anh Tùng cho biết, việc mất thời gian nhất khi thiết kế căn nhà này có lẽ là lúc chọn đồ decor như đèn, tranh, tượng, lọ gốm… Vì để tìm được đồ ưng ý phải check rất nhiều shop từ online tới offline.

"Thời gian từ lúc lên ý tưởng đến hoàn thiện mất hơn 1 tháng", anh Tùng chia sẻ.

Chia sẻ